Xem Chi Tiết Mục Lục Bài Viết
Việc lập chỉ mục cho trang web không phải chuyện một sớm một chiều. Nó chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều quá trình, yếu tố khác nhau.
Để Google sớm lập chỉ mục trang web của bạn, cần chắc chắn rằng ngay từ đầu, website của bạn không có “vấn đề” gì khiến quá trình BOT làm việc bị cản trở.
Hơn thế nữa, bạn cần nắm rõ tất cả các đầu việc để lập chỉ mục thành công. Tuy nhiên, dù làm gì đi chăng nữa thì nội dung và các liên kết nội bộ có ảnh hưởng rất lớn.
Cuối cùng, các liên kết ngoài trang cũng quyết định không nhỏ tới việc web của bạn được lập chỉ mục. Vì lẽ đó, đừng quên share bài viết cũng như kết nối với hệ thống các mạng xã hội và nhiều phương tiện truyền thông hữu ích khác bạn nhé!
Khá nhiều bạn kết nối với MOMD Group thắc mắc không rõ vì sao website của họ không xuất hiện trên trang tìm kiếm Google. Thực tế, để có thể xuất hiện trên hệ thống của Google, trước tiên bạn cần giúp trang web của mình được lập chỉ mục.
Trong bài viết này, hệ thống sẽ giúp bạn biết cách để Google index trang web. Vì thế, đừng bỏ lỡ bất cứ gợi ý giá trị nào để giúp quá trình thứ hạng của web ngày càng tốt hơn nữa bạn nhé!
Tóm tắt quy trình Google (index) lập chỉ mục trang web của bạn
Để giúp bạn hiểu quy trình lập chỉ mục của Google dễ dàng hơn, bài viết sẽ đi từ khái quát đến chi tiết. Theo đó, hãy cùng xem qua phần giải nghĩa đơn giản, dễ hiểu sau đâu.
Thực chất, chỉ mục của Google chính là một thư viện khổng lồ. Nó là một thư viện lớn hơn tất cả các thư viện trên thế giới cộng lại.
Các chỉ mục chứa hàng tỷ tỷ trang, nó được Google sắp xếp lại một cách khoa học. Khi người dùng tìm kiếm, hệ thống sẽ “dâng lên trước mắt” đối tượng các trang liên quan.
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng, hơn thế nữa, nội dung trên mạng thay đổi theo từng giờ như hiện nay buộc lòng Google phải liên tục tìm kiếm các nội dung mới, cập nhật lại nội dung đã bị xóa.
Nói dễ hiểu hơn, quy trình lập chỉ mục sẽ được thực hiện qua ba giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1- khám phá |
|
Giai đoạn 2- Thu thập thông tin |
|
Giai đoạn 3- Index |
|
Đánh giá tính liên kết của hệ thống lập chỉ mục Google
Đã có hàng loạt nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, hệ thống lập chỉ mục của Google vô cùng phức tạp. Nó là sự kết nối của nhiều yếu tố và chúng phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau.
Nếu một trong những “mắt xích” này có vấn đề thì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các giai đoạn khác. Một ví dụ điển hình có thể nhắc tới là vào 10/8/2020, cộng đồng SEO bất ngờ trước hàng loạt thay đổi thứ hạng.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm Google tung ra một bản cập nhật mới với hàng loạt tiêu chí đánh giá trang web. Ngay sau đó, đại diện của hệ thống này cho biết các thay đổi là do một lỗi trong chương trình lập chỉ mục mà ông lớn này đã lập trình.
Bạn có thể theo dõi đoạn cmt dưới đây để hiểu hơn về thay đổi về lập chỉ mục của Google. Đây là chia sẻ của Garry Illyes- một lãnh đạo trong Google:
Theo đó, ông Garry Illyes khẳng định một lỗi trong giai đoạn lập chỉ mục đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sau đó. Ở trường hợp này chính là việc hệ thống xếp thứ hạng bị rối loạn một cách khó hiểu.
Nếu bạn theo dõi sẽ thấy, vào tháng 5/2020, Google đã cập nhật rất lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lập chỉ mục. Dễ nhận thấy, hệ thống này đang cập nhật các nội dung mới chậm hơn và kén chọn hơn.
Dường như quy trình chọn lọc, đánh giá của bot Google ngày càng tinh vi. Nó đã giúp quá trình lập chỉ mục trở nên nghiêm ngặt hơn hẳn so với trước đây rất nhiều lần. Vậy những nội dung mới cần tối ưu như thế nào để lọt vào mắt xanh của Google và đẩy nhanh quá trình lập chỉ mục hơn? Tất cả sẽ có trong khóa đào tạo SEO của MOMD Group các bạn nhé!
Hướng dẫn cách kiểm tra Google đã index cho trang web hay chưa
Quá trình lập chỉ mục có thể bị gián đoạn ở khâu khám phá và thu thập thông tin. Bạn có thể dựa vào những cách sau để xem Google đã lập chỉ mục cho website của mình hay chưa.
Phản hồi từ Google Search Console
Bạn nên tìm hiểu về mục Báo cáo phạm vi lập chỉ mục của Google Search Console. Điều này giúp chúng ta biết một cách khái quát và nhanh nhất về trạng thái lập chỉ mục của trang web.
Các thông số trong báo cáo này sẽ giúp bạn biết rất chi tiết về quy trình lập chỉ mục. Thực tế, báo cáo của Google Search Console sẽ trả về ở một trong bốn trạng thái sau đây:
Trạng thái | Chi tiết |
Hợp lệ |
Các trang đã được lập chỉ mục thành công. |
Trang hợp lệ nhưng có một vài vấn đề cần chú ý |
Trang vẫn được lập chỉ mục. Thế nhưng có một số vấn đề nhỏ được hệ thống đưa ra cảnh báo để bạn sớm khắc phục. |
Không được lập chỉ mục |
Trang của bạn xuất hiện các đặc điểm khiến Google xếp vào danh sách không được lập chỉ mục. |
Lỗi |
Website của bạn có một số lỗi khiến Google gặp khó khăn trong quá trình lập chỉ mục. Điều này dẫn tới trường hợp trang web không được nhận dạng trên hệ thống của Google. |
Hướng dẫn cách kiểm tra với Google Search Console:
- Đầu tiên bạn cần đăng nhập vào Google Search Console.
- Bạn chọn website mình muốn kiểm tra,
- Bạn nhấp vào Coverage xuất hiện ngay bên dưới Index nằm ở thanh điều hướng bên trái. Sau đó xem kết quả.
Hình dưới là ví dụ về báo cáo Trạng thái lập chỉ mục cho một trang web. Bạn có thể theo dõi để dễ dàng hình dung hơn:
Dễ nhận thấy, các Báo cáo Phạm vi lập chỉ mục giúp bạn nhanh chóng kiểm tra một cách tổng quát nhất về trạng thái lập chỉ mục của trang web. Đồng thời, bạn cũng có thể dùng chức năng Kiểm tra URL của Google Search Console để xem chi tiết hơn cac trang web nhỏ trong hệ thống của mình.
Hướng dẫn Kiểm tra URL trong Google Search Console:
- Đầu tiên, bạn cũng đăng nhập vào Google Search Console.
- Sau đó bạn chọn website mình muốn kiểm tra.
- Bạn gửi một URL từ trang web bạn muốn kiểm tra.
Dưới đây là kết quả mà hệ thống sẽ trả về khi bạn thực hiện thao tác trên:
Trong trường hợp URL bạn kiểm tra chưa được lập chỉ mục. Hãy yêu cầu hệ thống lập chỉ mục cho đường link vừa rồi.
Kiểm tra bộ nhớ cache của URL
Việc kiểm tra xem URL có được lưu trong bộ nhớ cache của Google hay không cũng là cách rất dễ thực hiện để xác định xem trang web được lập chỉ mục hay chưa.
Bạn chỉ cần nhập cache:https://example.com vào một trong ba cách sau là có thể kiểm tra index bằng cách này:
- Điền vào ô tìm kiếm trên Google.
- Điền vào thanh địa chỉ
- Nhấp vào mũi tên nhỏ trỏ xuống dưới URL trên SERP.
Bạn có thể quan sát hình dưới đây để hiểu hơn thao tác này sẽ mang lại kết quả như thế nào:
Trường hợp website của bạn đã được lập chỉ mục, bạn sẽ thấy có kết quả như hình dưới đây:
Khá nhiều người thắc mắc về thời gian của kết quả kể trên. Phải chăng đây là thời điểm Google lập chỉ mục cho website của bạn? Thực tế, đây chỉ là thông tin cho thấy lần cuối cùng bot lập chỉ mục cho website của bạn.
Rất có thể sau đó, hệ thống của Google vẫn tiếp tục cập nhật thông tin và có các thay đổi tiếp theo nhằm mục đích lập chỉ mục tốt hơn nữa.
Điều này đã được ông Garry Illyes đề cập đến ở dòng Tweet sau:
Ông Garry Illyes cho rằng, bộ nhớ đệm hiển thị ngày tháng đánh dấu thời điểm mà hệ thống được lập chỉ mục gần đây nhất. Mặt khác, việc kiểm tra bộ nhớ cache của các URL cũng không dễ dàng. Ngay cả khi trang đó đã bị xóa khỏi Google, rất có thể bạn vẫn thấy kết quả hiện ra ở bộ nhớ Cache.
Vì lẽ, đó, chúng ta cần đến một vài cách nữa để biết chính xác trang web của mình đã được lập chỉ mục hay chưa.
Website được xếp hạng tức Google đã index
Một website đã được web xếp hạng cũng đồng nghĩa với việc hệ thống đã lập chỉ mục cho nó. Để có thể kiểm tra việc này nhanh nhất, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Bạn đăng nhập vào Google Search Console.
- Sau đó bạn chọn một website.
- Tiếp tục bạn nhấp vào Search results bên dưới Performance, mục này ở phía bên tay trái.
- Lúc này bạn hãy nhấp vào bộ lọc trên cùng. Thông thường hệ thống mặc định sẽ đề cập tới URLs containing. Lúc này, bạn chỉ cần điền vào những URL bạn đang tìm kiếm là có thể biết kết quả.
Hình ảnh sẽ trả về có dạng như sau:
Tìm kiếm tiêu đề trang hoặc URL chính xác trên Google
Còn một cách nữa cũng đơn giản không kém đó là gõ tiêu đề trang hoặc URL của bài viết bạn mới cập nhật trên Google.
Bạn có thể thực hiện thao tác sau:
- Gõ tên tiêu đề (Title tag) của bài viết đầy đủ và để trong dấu ngoặc kép, chẳng hạn “[Cập nhật 2021] Hướng dẫn cách để Google lập chỉ mục trang web”.
- Bạn có thể dùng toán tử với công thức intitle:”tiêu đề trang”.
- Hoặc bạn chỉ cần nhập URL vào Google rồi nhấn enter để tra xem kết quả như thế nào.
Dùng công thức site: truy vấn
Ngoài ra, bạn còn có thể gõ công thức Site: tên link bài viết bạn muốn kiểm tra lập chỉ mục sau đó nhấn enter trên thanh tìm kiếm của Google.
Cách này cũng giúp chúng ta biết trạng thái của bài viết đang như thế nào đấy!
Tuy nhiên, cũng xin nói thêm rằng, các kiểm tra kể trên không phải lúc nào cũng mang lại kết quả chính xác và nhanh chóng cho bạn. Do đó, để có kết quả, bạn nên kết hợp nhiều cách làm như đã chia sẻ ở mục vừa rồi.
Hướng dẫn cách để web lập chỉ mục trang web nhanh nhất có thể
Như đã đề cập kể trên, muốn trang web được lập chỉ mục nhanh chóng, bạn cần đảm bảo ba điều kiện:
- Loại bỏ các rào cản khiến bot Google lập chỉ mục web của mình.
- Giúp Google khám phá nội dung tốt hơn, dễ dàng hơn. Bạn hãy nhớ rằng mọi thông tin mình trình bày là hướng về người dùng. Từ đó, chúng ta dễ dàng tối ưu được bài viết, mang tới kiến thức giá trị và hệ thống cũng nhanh chóng nhận dạng được bạn đang muốn nói gì hơn.
- Cuối cùng, bạn đừng quên chia sẻ bài viết qua mạng xã hội cũng như có những liên kết về trang thật phù hợp. Nhờ đó, nội dung của chúng ta được biết đến nhiều hơn và cũng do vậy Google đánh giá cao website của bạn hơn đấy!
Ngay sau đây, hãy cùng MOMD Group đi vào từng chi cách thật chi tiết để có thể sớm hoàn thiện việc này một cách suôn sẻ bạn nhé!
1. Xóa bỏ lệnh ngăn lập chỉ mục
Thực tế cho thấy, Google không thể lập chỉ mục được trang web của bạn là do website có lệnh ngăn lập chỉ mục của robot. Dễ nhận ra, lệnh kể trên sẽ giúp bạn ngăn chặn được bot truy cập vào những nội dung bị trùng lặp và đánh giá thấp website.
Nhưng đồng thời điều kể trên cũng gửi đi một tín hiệu khiến bot Google không lập chỉ mục một số trang nhất định trên web của bạn. Cách lệnh này có thể được thực hiện thông qua mã nguồn HTML và tiêu đề HTTP.
Trong nguồn HTML, thẻ meta rô bốt có dạng như sau:
<meta name=”robots” content=”noindex,follow” />.
Bạn hãy cân nhắc kỹ và chỉ đặt câu lệnh này ở những trang mà bạn chắc chắn không muốn lập chỉ mục. Ngược lại, nếu các trang bạn đang mong đợi sớm được Google lập chỉ mục mà chưa có kết quả, hãy nghĩ ngay đến việc kiểm tra lệnh này. Nếu có, bạn hãy sớm gỡ bỏ để quy trình kể trên sớm được hoàn thiện.
2. Thiết lập các Heading trong bài viết thật chuẩn xác
Việc thiết lập các heading thật chuẩn sẽ giúp Google sớm hiểu được nội dung bạn muốn truyền tải là gì. Tuy yếu tố này không phải là một trong những tín hiệu tối quan trọng cho việc hệ thống quyết định lập chỉ mục hay không.
Nhưng nó cũng hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ bạn được “chủ nhà” cập nhật thông tin như ý đấy!
3. Đảm bảo rằng các nội dung bạn muốn index không bị chặn
Tệp robots.txt cài đặt trên web giống như một đèn báo. Nó là tín hiệu mạnh mẽ giúp bot Google nhận dạng thông tin trên web cần lập chỉ mục.
Ngược lại, các mục bị cấm tại đây cũng đồng nghĩa với việc bạn không muốn được hệ thống “sờ tới”. Vì thế, Google sẽ bỏ qua các nội dung này theo đúng ý muốn của bạn.
Đôi khi vì thao tác nhầm hay một số lý do vô tình nào đó, các URL của bạn được cài đặt tự động trong mục cấm các robots.txt. Những cài đặt không khoa học có thế khiến nội dung mới và các bản cập nhật không được lập chỉ mục.
Thực tế, đây là một trong những lỗi rất phổ biến thường thấy, dù bạn là SEOer mới vào nghề hay đã trở thành cao thủ lâu năm đi chăng nữa.
Do đó, bạn đừng quên kiểm tra xem trang nào bị robots.txt chặn. Để làm được điều này, chúng ta hãy kiểm tra báo cáo “Indexed, though blocked by robots.txt” trong Google Search Console.
Mách nhỏ
Việc cài đặt một số trang trùng lặp nội dung hoặc muốn ẩn vì lý do nào đó trong robots.txt không đồng nghĩa với việc trang đó sẽ không xuất hiện trên Google. Thực tế, nó có thể trả kết quả ở SERPs. Nhưng bạn sẽ thấy, các trang này thường sẽ xuất hiện với một đoạn mã không hợp lệ.
Ông Wolfgang Digital- SEO Client Lead của Google đã chia sẻ rằng. Tệp robots.txt là một lệnh rất dễ dùng nhưng có thể gây ra một số xáo trộn. Thực tế không hiếm website cần được lập chỉ mục đã bị gắn hể Disallow khiến quá trình xác nhận thông tin của Google bị gián đoạn.
Dễ nhận thấy một đoạn mã nhỏ như kể trên có thể sẽ bị bỏ qua. Nó khiến Google không lập chỉ mục bất cứ thông tin nào trên website của bạn. Bởi lẽ dòng mã ấy đã chặn Google tìm thấy bất cứ nội dung nào trên trang web. Do đó, bạn nên cẩn trọng để tránh mắc phải lỗi này.
4. Nói không với các liên kết vô nghĩa
Khác hẳn với trước đây, Google giờ đã “tinh ý” và thông minh hơn nhiều. Vì thế, những liên kết vô nghĩa, các URL không liên quan sẽ ảnh hưởng lớn tới trình thu thập thông tin.
Bởi lẽ, các kết nối vô nghĩa không được giải mã thành công. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình lập chỉ mục. Nó khiến bot Google “bối rối” vì không biết sắp xếp nội dung của bạn vào đâu mới hợp lý.
Do đó, bạn nên chắc chắn rằng việc đi link nội bộ cũng như liên kết ngoài có nghĩa, mang tới các thông tin giá trị cho người dùng.
Thực tế, Gerry White , Giám đốc SEO của Google cũng từng đề cập đến vấn đề này. Ông cho rằng:
“Nguyên nhân lớn nhất tạo bẫy cho trình thu thập thông tin của Google chính là các trang web điều hướng không khoa học. Nếu lạm dụng, nhồi nhét quá nhiều URL vào một bài, chúng ta sẽ tạo ra hàng triệu đường dẫn bổ sung chỉ từ một vài trang.
Google đang phát triển nhiều công nghệ và lập trình ra phương thức mới hiện đại. Hệ thống có thể theo dõi cả các liên kết thông thường. Thậm chí, bot đã tinh vi tới mức nhận dạng được URL có chữ in hoa, in thường,…”.
Ông Gerry White cũng đưa ra lời khuyên rằng. Bạn nên đảm bảo tất cả những biến thể URL cần phải chặn đã được chặn. Nhờ thế, quá trình lập chỉ mục diễn ra suôn sẻ hơn bao giờ hết.
5. Gửi sơ đồ trang web XML vào Google Search Console.
Song song với việc chắc chắn rằng việc lập chỉ mục của trang web không bị bất cứ cản trở nào, bạn cũng nên giúp Google một tay. Nhờ thế, chúng ta cũng tăng tốc quá trình lập chỉ mục cho trang web của bạn đấy!
Để gửi sơ đồ trang web của mình, bạn thực hiện các bước sau:
- Bạn đăng nhập vào Google Search Console.
- Tiếp thẹo bạn chọn thuộc tính mà bạn muốn gửi sơ đồ trang web.
- Thứ ba, bạn nhấp vào Sitemap bên dưới Index ở phía bên trái.
- Sau đó, bạn gửi URL Sơ đồ trang web XML.
Nhờ thao tác này, Google sẽ thường xuyên kiểm tra sơ đồ trang XML đã gửi của bạn. Do đó những nội dung mới được cập nhật nhanh chóng được lập chỉ mục.
Mẹo hay nên biết
Khá nhiều người sở hữu hệ thống các trang web lớn. Tuy nhiên, bạn nên giới hạn sơ đồ web tối đa khoảng 50.000 URL là lý tưởng nhất. Mặt khác, nếu vượt quá số kể trên, bạn nên lập sơ đồ trang XML để Google Search Console dễ dàng cập nhật các thông tin bạn mới bổ sung.
6. Thao tác thủ công khi gửi URL vào Google Search Console
Thực tế bạn chẳng cần thực hiện thao tác gửi URL vào Google Search Console, bot Google vẫn sẽ thu thập dữ liệu cho website của bạn. Thế nhưng, quá trình này sẽ mất thời gian hơn và những người không thích chờ đợi sẽ đẩy nhanh tốc độ.
Theo đó, bạn có thể gửi URL theo phương pháp thủ công vào hệ thống Google Search Console bằng cách sau:
- Bạn đăng nhập vào Google Search Console.
- Sau đó bạn chọn một trang web mà bạn muốn gửi URL.
- Bạn dán URL vào thanh tìm kiếm trên Google Search Console.
- Sau đó hãy kiểm tra xem URL có thể lập chỉ mục hay không bằng cách nhấp vào TEST LIVE URL.
- Tiếp theo bạn bấm vào REQUEST INDEXING. Đối với các trang khác, bạn cũng làm tương tự theo các bước kể trên.
Lưu ý:
Bạn đừng quá nôn nóng việc trang web được xếp thứ hạng. Thực tế thì ngay cả khi Google Search Console đã giúp bạn đẩy nhanh quá trình lập chỉ mục. Thì cũng không đồng nghĩa với việc website sẽ được xếp hạng ngay lập tức.
7. Tận dụng Google My Business
Các bài đăng được gửi qua Google My Business như một lời “nhắc nhở” web nên để mắt tới nội dung bạn vừa cập nhật. Nhờ đó mà quá trình lập chỉ mục cũng được đẩy nhanh hơn.
Tuy nhiên, MOMD Group khuyên bạn nên cẩn trọng. Bởi bài viết nào cũng đăng thông qua Google My Business không phải là ý hay. Đây thực tế là các nội dung chuyên sâu, nó sẽ được hiển thị ở mục “Google My Business knowledge” hay tri thức doanh nghiệp.
Do đó, bài nào thật quan trọng và xứng đáng, bạn mới nên dùng cách này nhé!
5 bước đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có thể đăng bài vào mục kể trên:
- Bạn đăng nhập vào Google Doanh nghiệp của tôi- Google My Business.
- Bạn chọn vị trí bạn muốn gửi bài.
- Sau đó bạn nhấn Create post rồi chọn What’s New- tức thể loại bài tin bạn định đăng tải là gì.
- Sau đó, bạn thêm ảnh, viết một bài ngắn gọn rồi:
- Chọn Learn more.
- Chọn cho Add a button (optional).
- Điền URL vào trường Link for your button.
- Nhấn Publish để hoàn tất.
- Bạn chỉ cần làm tương tự đối với các URL quan trọng khác mà bản thân muốn lập chỉ mục như các thao tác kể trên là được.
8. Lập chỉ mục tự động nhờ Google Indexing API
Google Indexing API cũng là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn có thể lập chỉ mục tự động. Nhờ đó, bạn có thể:
- Cập nhật URL: giúp Google sớm biết các đường dẫn mới hoặc các URL bạn vừa update thêm thông tin để bài viết giá trị, hữu ich hơn.
- Xóa URL: Mặt khác, nó cũng giúp bạn thông báo với Google về một URL vừa mới xóa vì lý do lỗi.
- Cập nhật trạng thái của một yêu cầu: Google Indexing API còn giúp bạn biết làn cuối cùng Google lập chỉ mục là khi nào nữa đấy.
Ông Suganthan Mohanadasan, người Đồng sáng lập & là chuyên gia SEO của Snippet Digital cho rằng. Tuy ông không khuyến khích dùng Google Indexing API nhưng các thao tác lập chỉ mục tự động có tác động tích cực đến các trang web mới.
Nói cách khác, Google Indexing API là lựa chọn rất tuyệt vời trong trường hợp:
- Bạn lập chỉ mục cho video đang phát trực tiếp.
- Các bài đăng tuyển dụng có thời hạn cụ thể.
- Những bài thông báo sự kiện sẽ hết hạn trong tương lai gần.
- ….
9. Chỉ sản xuất content chất lượng
Không còn bàn cãi gì nữa, Google đang cải thiện và nỗ lực để mang tới các nội dung chất lượng, hữu ích cho người dùng của mình.
Vì lẽ đó, bài viết giá trị luôn được ưu tiên xứng đáng. Với lập trình thông minh, sự tham gia của công nghệ AI,…bot Google ngày càng chuyên nghiệp và khắt khe. Vì lẽ đó, chẳng có gì “qua mắt” được Google.
Bạn chỉ có cách làm thật tâm, hướng về khách hàng của mình, đầu tư xứng đáng cho bài vở, mang đến những chia sẻ tâm huyết,…mới có thể sớm nhận lại kết quả thứ hạng như mong đợi.
Lời khuyên
Bạn cũng đừng ngại “cắt tỉa nội dung” bằng cách xóa bỏ những bài viết kém chất lượng. Bằng cách này, chúng ta còn tạo vị trí thích hợp cho các bài viết giá trị.
Đây cũng là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá cao hơn về trang web của bạn và sớm thực hiện các thao tác lập chỉ mục nữa đấy!
10. Ngăn nội dung trùng lặp
Các nội dung trùng lặp gây lãng phí rất lớn nhân lực, vật lực, thời gian,…của trình thu thập thông tin mà Google đang khởi chạy.
Những bài viết có nội dung giống nhau, không mới mẻ,…khiến bot Google rất dễ bị nhầm lẫn. Về nguyên tắc, hệ thống này chỉ lập chỉ mục URL duy nhất cho một bộ nội dung. Sẽ thật khó cho bot nếu bạn có quá nhiều bài viết cùng một chủ đề/nội dung na ná nhau.
Điều này khiến bot khó phân biệt được đâu mới là URL giá trị nên được lập chỉ mục đấy!
Vì lẽ đó, đối với nhưng nội dung trùng lặp, bạn nên dùng robots.txt disallow. Nhờ thế, chúng ta thông báo cho bot Google không thu thập dữ liệu ở những link này. Nó giúp quá trình lập chỉ mục suôn sẻ và có kết quả tốt đẹp hơn.
11. Sử dụng liên kết nội bộ thật thông minh và hạn chế dùng nofollow
Liên kết nội bộ sẽ giúp Google dễ dàng hiểu về chủ đề của trang web bạn đang phát triển là gì. Từ đây nó cũng đánh giá xem bài viết của bạn có thực sự hữu ích, phù hợp với người dùng. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ để các liên kết thật sự có nghĩa.
Đồng thời bạn cũng nên tránh dùng lệnh rel=”nofollow” attribute. Bởi thuộc tính này sẽ ngầm thông báo với Google rằng chúng ta không tính các đường dẫn trong bài và muốn giấu nó đi. Do vậy, sẽ chẳng có giá trị liên kết nào được tính ở đây.
12. Xây dựng các liên kết ngược giá trị
Liên kết ngược hay còn gọi là liên kết ngoài trang. Nó quyết định tới 50% vào thành công trong quá trình SEO website của bạn đấy!
Từ các liên kết ngược này, Google sẽ khám phá trang web của chúng ta. Thực tế cho thấy, website sẽ được google index nhanh hơn nếu như link trang web của bạn được dẫn từ một web uy tín hơn.
13. Tận dụng mạng xã hội
Google ngầm hiểu rằng, các bài viết được nhắc tới trên mạng xã hội là những nội dung phổ biến và hữu ích.
Vì lẽ đó, việc share bài trên Twitter, Facebook và nhiều phương tiện truyền thông số khác rất có ý nghĩa. Bạn cũng đừng quên tạo tag bằng cách gắn dấu thăng(#)và viết liền từ khóa gắn với nội dung trong bài khi chia sẻ trên mạng xã hội.
Nhờ thế, người dùng truy vấn nội dung bạn đang triển khai dễ tìm thấy bài viết đó hơn rất nhiều lần.
Kết luận
Việc thúc đẩy quá trình lập chỉ mục cho trang web có thể sẽ phản tác dụng nếu như bạn sai ở bước nào đó. Vì lẽ ấy, hãy nghiên cứu thật kỹ và cẩn trọng trong từng bước.
Từ đợt cập nhật mới nhất vào 5/2020 đến nay, việc index của Google ngày càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, để thứ hạng cho website và tiếp cận đối tượng mục tiêu tốt hơn, đây là việc làm bắt buộc mà bất cứ SEOer nào cũng cần quan tâm.