Xem Chi Tiết Mục Lục Bài Viết
- Những Ngộ Nhận SEO Zombie
- Ngộ Nhận 1: SEO Là May Rủi Hay Là Mẹo Quảng Cáo
- SEO chuyên nghiệp
- Ngộ Nhận 2: Chỉ Cần Có Content Hay Là Được
- Ngộ Nhận 3: Tốc Độ Không Quá Quan Trọng
- Nhận biết yếu tố được đánh giá
- Biết Google đang đánh giá theo tiêu chuẩn nào về tốc độ tải trang là một điều cần thiết. Mặc dù họ nhìn vào tốc độ tổng thể, vấn đề họ thực sự chú ý là thời gian DOM (Direct Object Model) tải dữ liệu mất bao lâu. Những mục DOM là những mục hiện trên web ngoại trừ quảng cáo (ads), nếu bạn phân loại đúng.
- Ngộ Nhận 4: Link Đã Hết Thời
- Ngộ Nhận 5: Mật Độ Từ Khoá (Keyword)
- Từ khóa
- Ngộ Nhận 6: Bạn Phải Đệ Trình (Submit) Trang Của Bạn
- Ngộ Nhận 7: Bạn Không Cần Sơ Đồ Trang Web (Sitemap)
- Ngộ Nhận 8: Tìm Kiếm Phải Được Cập Nhật
- Ngộ Nhận 9: Thương Hiệu Lớn Luôn Luôn Đúng
- Ngộ Nhận 10: Giảm Thứ Hạng Do Thuật Toán = Hình Phạt
- Ngộ Nhận 11: Nhân Bản Content Là
- Ngộ Nhận 12: Mạng Xã Hội Giúp Tăng Thứ Hạng
- Ngộ Nhận 13: Mua Google Ads Giúp Tăng Thứ Hạng Tự Nhiên
- Ngộ Nhận 14: Google Sử Dụng AI Trong Mọi Thuật Toán
- Ngộ Nhận 15: Rankbrain
Trong digital marketing và đặc biệt là SEO, có nhiều thông tin sau khi được sao chép, mất đi ngữ cảnh của nó và trở thành cái mà người trong ngành thường gọi là “Lời nói dối zombie” hay “Những ngộ nhận zombie.” Cùng MOMD Group xác thực “15 Ngộ Nhận Dai Dẳng Về SEO” dưới đây nhé!

Những Ngộ Nhận SEO Zombie
Là những ngộ nhận tồn tại kéo dài mặc dù đã nhiều lần được đem ra phân tích, mổ xẻ. Nó vẫn tồn tại với những lý lẽ riêng của nó khiến người chủ trang web không biết thế nào là đúng sai.
Vì thế trong chương này chúng ta sẽ cùng nhau xem xét những ngộ nhận mà các chuyên gia đã nhiều lần cố gắng xoá bỏ nhưng nó vẫn tồn tại dai dẳng.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Image SEO cần chú ý gì? Hướng dẫn SEO HÌNH ẢNH nhanh lên TOP
- Hướng dẫn SEO File PDF và các lưu ý khi tối ưu tài liệu PDF chuẩn SEO
- Authority & Trust là gì? Quyền tác giả ảnh hưởng thế nào đến SEO?
Ngộ Nhận 1: SEO Là May Rủi Hay Là Mẹo Quảng Cáo
Vẫn tồn tại một rào cản nhỏ để tham gia vào lĩnh vực digital marketing, đặc biệt là SEO. Không có một quy trình chứng nhận (làm sao mà chúng ta có thể chứng nhận điều gì đó mà nó thay đổi hàng ngày?) và Google chưa bao giờ công bố các thuật toán của họ, vì vậy nên không có cách nào khác để kiểm tra kiến thức của người làm digital marketing.
Về cơ bản, khi bạn thuê một người làm SEO, thì nó chủ yếu dựa vào yếu tố niềm tin.
Đây là lý do mà quan niệm SEO là may rủi lại thịnh hành. Nó thịnh hành bởi vì người làm SEO kém tạo ra các kết quả thiếu chất lượng dẫn đến khách hàng tin rằng SEO có tính may rủi. Thực tế là chính những người làm SEO thiếu năng lực lại là những người viện vào điều này để biện minh cho các kết quả yếu kém của họ.
Tuy nhiên SEO không phải là do hên xui. SEO đúng nghĩa là một quá trình vận hành web tuân thủ với các thuật toán của Google, hướng tới các chuỗi tìm kiếm cụ thể, nhằm tăng lưu lượng truy cập web và/ hoặc là tăng doanh thu công ty.
SEO chuyên nghiệp
Những thuật toán này không phải là hoàn toàn không thể đoán biết được.
Mặc dù Google chưa bao giờ công bố chi tiết thông tin này, những nhà làm SEO chuyên nghiệp hiểu rõ điều cần làm để trang web. Phù hợp với các thuật toán này (hay là dùng các mẹo để “lừa” các thuật toán này). Chúng cũng chỉ là các thuật toán dựa trên các phép toán và quy trình mang tính lô-gíc.
Một nhà SEO đáng tin cậy ăn ngủ với sự thay đổi thuật toán, vì chúng có thể thay đổi nhiều lần trong ngày. Họ cũng phụ thuộc vào sự thay đổi của thuật toán như tất cả chúng ta.
Điều này trái ngược với may rủi và khó nắm bắt. Nó phải gọi là kinh nghiệm thực chiến, và nó là một kinh nghiệm thực chiến khó nắm bắt.
Khi bạn thuê một nhà làm SEO chuyên nghiệp, bạn không trả lương họ bằng thời gian mà bạn trả lương họ bằng kiến thức và kết quả mà họ mang lại.
Ngộ Nhận 2: Chỉ Cần Có Content Hay Là Được
“Content là vô đối!”
Bạn có thể sẽ gặp câu nói này ở đâu đó. Nó không hoàn toàn sai, content gần như là vô đối và nó chính xác hơn là một đối tác bổ trợ đối với link, thiết kế và tính khả dụng.
Mặc dù hầu hết content và link như là những cặp song sinh dính liền trong thế giới SEO. Bạn luôn cần cả hai và không thể thiếu một trong hai (ít nhất là không tốt và không trong dài hạn ).
Google sẽ cho bạn thấy là nhiều tìm kiếm long-tail có hạng mà không cần link. Có thể điều này đúng. Và cũng có thể những tìm kiếm long-tail này rất đặc biệt và không có đối thủ cạnh tranh, vì thế link không có vai trò tích cực như trong một cuộc cạnh tranh tìm kiếm.
Nếu bạn muốn xếp hạng cho bộ phim “The Walking Dead”, bạn nên có trích dẫn link, không thì không ai có thể tìm thấy bạn.
Vì thế dù content rất quan trọng, content vẫn cần link như link cần content vậy. Điều này được tổng hợp số liệu trong công cụ Google Search Console về điều hướng, hành vi người dùng. Hãy kết hợp nhuần nhuyễn giữa content và link để dẫn dắt người dùng theo câu chuyện sản phẩm của chính mình nhé.
Bonus: Content không phải là vô đối. Content đặc biệt, nhưng không phải là vô đối. Giống như bơ đậu phộng và thạch, bạn có thể có thiếu một trong hai, chỉ là chất lượng nó không bằng. Thêm yếu tố kỹ thuật vào cặp đôi này và bạn sẽ có được bộ ba làm nền tảng cho một SEO chuẩn.
Ngộ Nhận 3: Tốc Độ Không Quá Quan Trọng
Google từng cho biết cách đây không lâu rằng tốc độ tải trang (page speed) chỉ là một yếu tố phụ khi mọi yếu tố khác ngang bằng nhau. Đây là một trong những trường hợp chỉ mang tính lý thuyết.
Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi đã từng tăng lượng truy cập web hơn 200,000 phiên (session). Trong một ngày tốc độ trang tăng lên 50% trong quá trình cập nhật thuật toán Google Panda. Mặc dù nó chỉ là một yếu tố phụ khi mọi yếu tố khác ngang bằng nhưng nó sẽ giúp tăng thứ hạng đáng kể nếu bạn có tốc độ tải trang nhanh.
Khi tôi nói đến vấn đề tốc độ tải trang, tôi không có ý là bạn giảm từ 5 giây xuống 2 giây mà ý tôi là bạn giảm từ 22 giây xuống khoảng 8 giây trong trường hợp này.
Nhận biết yếu tố được đánh giá
Biết Google đang đánh giá theo tiêu chuẩn nào về tốc độ tải trang là một điều cần thiết. Mặc dù họ nhìn vào tốc độ tổng thể, vấn đề họ thực sự chú ý là thời gian DOM (Direct Object Model) tải dữ liệu mất bao lâu. Những mục DOM là những mục hiện trên web ngoại trừ quảng cáo (ads), nếu bạn phân loại đúng.
Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể giảm 22 giây xuống còn 8 giây để tải DOM, Google sẽ tặng thưởng cho bạn vì bây giờ tốc độ tải trang của bạn đã nhanh hơn rất nhiều. Đây chính là một lợi ích nhỏ của việc tăng tốc độ tải trang không liên quan đến yếu tố bổ sung trong một kết quả tìm kiếm cụ thể.
Một trang web chạy nhanh hơn giúp Google bot dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu. Khi trang web không giảm tốc độ thu thập dữ liệu xuống, trang sẽ bị gán chỉ số cả về số lượng và chiều sâu thu thập dữ liệu trang.
Ghi chú: Công cụ Google Page Speed Insight chỉ đo các mục trong DOM, do đó bạn có thể có điểm tốc độ trang cao hơn trang web khác, nhưng vẫn hoạt động kém hơn trong bảng xếp hạng vì tốc độ tải trang tổng thể của bạn chậm. Tốc độ tải trang rất quan trọng và thậm chí quan trọng hơn trong thiết lập mobile-first (ưu tiên điện thoại). Vì vậy, không bao giờ được xem nhẹ nó.
Ngộ Nhận 4: Link Đã Hết Thời
Tôi đã từng nhận được một cuộc gọi từ một khách hàng tiềm năng yêu cầu tôi xóa tất cả các link của anh ấy.
“Xóa tất cả các link của anh? Tôi có thể hỏi tại sao anh muốn làm vậy được không?”
“Vì tôi nghe nói link không có chất lượng và tôi muốn gỡ bỏ chúng.”
“Anh đã mua mấy link đó hay là xài lậu?”
“Không, chúng đều hợp pháp.”
“Vậy, thưa anh, thuê tôi hoặc không vì những lý do khác, nhưng đừng xoá các link đó!”
Đây là chuyện có thật.
Link vẫn chưa hết thời.
Link chưa hết thời
Nếu bạn có content cực tốt mà không có link, trang web của bạn sẽ không có nhiều lượt xem. Link và content có tương quan với bảng xếp hạng. Content tuyệt vời vẫn cần đến các link tuyệt vời (hoặc rất nhiều content tầm thường).
Nếu bạn mua các link với giá 99 đô la và muốn nằm top trên Google, thì bạn đã nhầm.
Hãy nhớ rằng các link tốt đòi hỏi sự liên quan hợp thời và tính hợp pháp. Nếu nó không tự nhiên và đến từ trang web không liên quan, nó sẽ không có nhiều tác dụng. Bên cạnh đó, việc tối ưu mật độ backlink từ các trang web khác nhau cũng truyền rất nhiều dòng chảy sức mạnh trong SEO. Một trong những công cụ hỗ trợ việc tối ưu lượng backlink khổ lỗ cho nhiều dự án, đó chính là GSA.
Bonus: Liên kết đối ứng đã chết vào khoảng năm 2007, có thể sớm hơn. Liên kết với những người bạn và họ liên kết với bạn sẽ không có nhiều tác dụng.
Tham khảo thêm: Làm thế nào để sử dụng guest blogging cho việc xây dựng liên kết tìm kiếm tự nhiên
Ngộ Nhận 5: Mật Độ Từ Khoá (Keyword)
Mật độ từ khoá đã từng đem lại một chút lợi ích.
Thực sự là vậy, bởi vì nếu không, sao lại có quá nhiều người nhập rất nhiều từ khoá với mục đích để tăng thứ hạng? Sau đó Google thông minh hơn và loại bỏ việc nhập từ khoá hàng loạt và mặc dù có những người đã từng nhận được các kết quả khả quan nhờ nhập nhiều từ khoá nay không còn có thể trông cậy vào việc nhập từ khoá nữa.
Trong cả hai trường hợp, nó đều không còn hữu ích nữa.
Từ khóa
Dù bạn vẫn có thể nhập từ khoá lên trang nhiều lần, nhưng không có thước đo nào xác định điều này giúp tăng thứ hạng trang. Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy kết quả ở nơi từ khóa không nằm trên phần hiển thị của trang. Nó có thể là trong các liên kết hoặc trong gắn thẻ hình ảnh hoặc ở một nơi khác không phải là một phần của content, nó thậm chí có thể là một kết hợp tương tự, không chính xác. Điều này không phải là điển hình, nhưng nó có thực.
Điểm mấu chốt: đặt từ khóa X lần trên mỗi trang không còn là thứ đáng để bạn dành thời gian. Còn nhiều điều quan trọng hơn mà bạn cần chú tâm đến.
Bonus: Tốt hơn là làm content có liên quan mà bạn có thể liên kết với nội bộ và những content khác có thể liên kết với bên ngoài hơn là lãng phí thời gian vào việc tối ưu hóa các từ khóa. Tuy nhiên tag tiêu đề vẫn rất quan trọng. Dành thời gian để thêm bộ tìm kiếm của bạn, nó có thể giúp bạn tăng thứ hạng.
Ngộ Nhận 6: Bạn Phải Đệ Trình (Submit) Trang Của Bạn
Ít nhất hai lần một tuần tôi nhận được email từ một công ty submit web SEO nói với tôi rằng tôi cần thuê họ để submit trang của tôi cho các công cụ tìm kiếm. Submit là một thuật ngữ SEO chỉ việc một nội dung trang web được index trong dữ liệu của Google.
Thật ư? Không, bạn không cần phải làm vậy.
Trong trường hợp nào thì bạn nên submit đường dẫn URL? Khi bạn cần các công cụ tìm kiếm đến trang của bạn để làm những việc như cập nhật content mới hay là đánh giá lại trang, tuy nhiên, bạn không phải bắt buộc submit trang của bạn.
Google bây giờ thông minh hơn – và đặc biệt với vai trò là nhà đăng ký – nó có thể tìm thấy bạn không chỉ sau khi trang của bạn hoạt động, mà ngay từ khi tên miền (domain name) của bạn được đăng ký.
Nếu web của bạn đã hoạt động được vài tuần và có một inbound link đến web và Google vẫn chưa hiển thị tốt tương ứng số lần bạn đăng nhập, bạn có thể submit qua Google Search Console Fetch và Render, nhưng đừng thuê ai để làm việc này.
Bonus: Nếu còn nghi ngờ, hãy dùng mẫu submit URL Google hoặc “tìm nạp và đệ trình” ở Google Search Console.
Ngộ Nhận 7: Bạn Không Cần Sơ Đồ Trang Web (Sitemap)
Sitemap không phải là một tiện ích bổ sung hữu ích cho các trang web ngày nay. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi chúng ta chuyển sang các thuật toán mobile-first vào năm 2018.
Tại sao ư? Bởi vì khi Google không thể dễ dàng thu thập một phần dữ liệu trang web của bạn, sitemap cho phép trình thu thập thông tin tìm thấy tốt hơn các trang này.
Bonus: Google sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm trang do kích thước giảm của các yếu tố điều hướng trong lập chỉ mục mobile-first. Sitemap – cả XML và HTML – sẽ là cách tốt nhất để họ tìm thấy tất cả các trang trên trang web bạn muốn lập chỉ mục và xếp hạng.
Ngộ Nhận 8: Tìm Kiếm Phải Được Cập Nhật
QDF (Query Deserves Freshness), được dùng vào các tìm kiếm cần kết quả cập nhật. Ví dụ, từ một trang tin tức hoặc những con số Powerball gần đây nhất.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải thay đổi mọi yếu tố trên trang chủ của mình mỗi ngày hoặc thường xuyên.
Mặc dù có những loại web phải cần có content mới trên trang chủ hàng ngày hoặc hàng tuần. Nhưng nói chung phần lớn là không cần.
Các trang evergreen mang tên evergreen có lý do của riêng nó. Nếu bạn viết một bài viết về lập chỉ mục mobile-first và thông tin đó không thay đổi, bạn không cần phải thay đổi trang đó để nó được cập nhật mới nhất.
Tuy nhiên, bạn cần phải có một số content mới trên trang web của bạn. Vì vậy, một chiến lược content tốt là cách bạn xoay sở việc có nội dung. Không cần phải cố gắng đáp ứng những mục tiêu không tự nhiên để thay đổi nội dung hàng ngày.
Bonus: Đối với các trang web nhỏ có ít thành viên hoặc ít tiền và không cần phải có content mới hàng ngày, bạn chỉ cần thêm trang vào trang web khi cần thiết nhưng vẫn có sự hiện diện của blog. Thêm 2-3 bài đăng blog mỗi tuần sẽ giữ cho trang web của bạn được chú ý mà không cần thêm nhu cầu và chi phí của các trang cập nhật liên tục.
Ngộ Nhận 9: Thương Hiệu Lớn Luôn Luôn Đúng
Nhớ lại hồi nhỏ cha mẹ bạn từng hỏi bạn, “Con có nhảy xuống cầu chỉ vì Johnny bảo con làm vậy?!” Ở đây cũng tương tự như vậy.
Đã từng có lúc nhiều trang web bắt chước các hành vi sai lầm từ các trang web khác chỉ vì họ nghĩ người khác biết những thứ họ không biết.
Đừng chỉ làm theo số đông.
Có cái hiệu quả tronng trường hợp này nhưng lại không hiệu quả trong trường hợp khác. Giả sử nếu họ nói với bạn đó là điều tốt nhất từ xưa đến giờ. Trừ khi bạn nhìn vào số liệu, đừng tin họ và dù nó là điều tốt nhất đối với họ.
Hiệu quả cho người dùng
Tại sao? Bởi vì bạn có một công ty khác. Người dùng của bạn có những tìm kiếm và ý định khác. Không chỉ vì Facebook và Twitter dùng infinite scroll mà bạn cũng áp dụng theo.
Trong thực tế, bởi vì các thương hiệu lớn không chịu ảnh hưởng đáng kể từ người dùng và Google bot khi họ mắc sai lầm, vì thế họ càng dễ dàng mắc sai lầm.
Đừng bắt chước các thương hiệu lớn. Hãy xem điều gì đem lại hiệu quả cho người dùng của bạn .
Bonus: Nếu bạn muốn thử cái gì đó mà bạn thấy ở trang web khác, tìm phần nào trên web mà không có nhiều lượng người truy cập và thử ý tưởng đó trên chính trang của bạn. Dữ liệu sẽ cho bạn thấy cái nào là hiệu quả nhất. Đừng bao giờ giả định rằng thương hiệu lớn làm như vậy, thì bạn cũng sẽ thành công khi làm theo họ.
Ngộ Nhận 10: Giảm Thứ Hạng Do Thuật Toán = Hình Phạt
Google có hai dạng đánh giá trang.
Penguin, Panda, Pirate, Pigeon, Layout… đều là các thuật toán. Quyền quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào thuật toán. Có nghĩa là không phải tất cả mọi trang web đều thấy được sự giảm thứ hạng từ quá trình cập nhật trong khi nhiều trang thu được các kết quả tích cực. Cái này gọi là “thay đổi thuật toán”, không phải là một hình phạt.
Hình phạt là những thao tác bằng tay mà bạn thấy trên Google Search Console. Điều này xảy ra khi Google xem trang của bạn và thấy nó vi phạm các nguyên tắc của Webmaster và giảm xếp hạng trang của bạn. Bạn biết điều này khi kiểm tra tin nhắn trong phần Google Search Console. Khi nào điều này xảy ra họ sẽ báo với bạn.
Hình phạt cũng yêu cầu bạn “trình một yêu cầu xem xét lại” để lấy lại trang và loại bỏ hình phạt.
Giảm thứ hạng do thuật toán không có sự đánh giá như vậy. Bạn sửa cái bạn cho là sai. Sau đó bạn đợi Google có trả lại xếp hạng của bạn khi thuật toán hoặc chuỗi thuật toán thông qua và đánh giá lại trang hay không.
Ngộ Nhận 11: Nhân Bản Content Là
Không có hình phạt cho việc nhân bản content!
Google có hệ thống lọc nhân bản content, có nghĩa là nếu có nhiều content giống nhau. Thì Google sẽ không xếp hạng cả hai cho cùng một tìm kiếm. Nó chỉ xếp hạng một content mà thôi.
Điều này hợp lý. Tại sao bạn lại cần nhiều kết quả cho một tìm kiếm. Sẽ mang lại một content giống nhau nhiều lần sẽ dễ dàng hơn để viết lại hơn là ngồi đoán.
Mặc dù quá nhiều content giống nhau có thể ảnh hưởng đến bạn do thuật toán Panda. Nhưng nó chủ yếu là về chất lượng trang hơn là thao tác thủ công.
Bonus: Hệ thống lọc content giống nhau cũng áp dụng cho phần tiêu đề và mô tả meta. Hãy đảm bảo rằng tất cả các phần tiêu đề và mô tả là duy nhất.
Ngộ Nhận 12: Mạng Xã Hội Giúp Tăng Thứ Hạng
Mạng xã hội sẽ giúp bạn tăng lượt hiển thị. Lượt hiển thị có thể xuất hiện với các đường link và đường link sẽ giúp bạn tăng thứ hạng.
Điều này không có nghĩa là các bài post mạng xã hội sẽ giúp bạn tăng hạng.
Mạng xã hội không cho bạn link, nhưng nó thúc đẩy người khác liên kết với bạn. Cũng có nghĩa là bài post mạng xã hội vượt ra khỏi hệ sinh thái và cho bạn một link. Nhưng đừng mong đợi quá nhiều.
Mạng xã hội chủ yếu là về mặt hiển thị.
Làm mọi người chia sẻ content của bạn và liên kết nó đến trang của bạn theo cách mà Google tính nó là một “link”? Đó là SEO.
Ngộ Nhận 13: Mua Google Ads Giúp Tăng Thứ Hạng Tự Nhiên
Đầu tư vào PPC sẽ không giúp bạn tăng xếp hạng tự nhiên.
Hai phần riêng biệt trong hai phần khác nhau và không liên quan với nhau .
Về kinh nghiệm tôi đã từng làm việc với nhiều web bỏ ra rất nhiều tiền vào Google Adwords. Họ vẫn không nhận thêm được xếp hạng tự nhiên do bỏ tiền cho quảng cáo.
Bonus: Mua ads hữu ích cho việc thúc đẩy thương hiệu. Theo trải nghiệm người dùng, khi người dùng thấy trang web xuất hiện tự nhiên và trên quảng cáo, họ tin tưởng trang web hơn. Điều này có thể làm tăng tỷ lệ click chuột.
Ngộ Nhận 14: Google Sử Dụng AI Trong Mọi Thuật Toán
Nhầm. Google không dùng AI trong mọi thuật toán ngoại trừ RankBrain.
Google có dùng AI để mài giũa các thuật toán theo cách chúng ta không biết được. Tuy nhiên, Google không dùng AI cho thuật toán đang hoạt động.
Tại sao lại thế?
Nói một cách đơn giản, nếu nó hỏng họ không biết chỗ nào để xử lý. AI hoạt động theo mô hình tự học.
Nếu nó làm hỏng cái gì đó về tìm kiếm và chỗ hỏng đó làm ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền của Google, thì không dễ gì để sửa chữa. Hơn 95% doanh thu của Google đến từ ads, vì thế thật là nguy hiểm khi giao phó toàn bộ cho AI mà thiếu đi sự giám sát.
Ngộ Nhận 15: Rankbrain
Có không ít điều không chính xác được viết về RankBrain. Chúng ta hãy cùng nhau đề cập về cái đúng và chưa đúng về RankBrain.
RankBrain là yếu tố xếp hạng hàng đầu mà bạn khó có thể theo kịp nó.
Điều này có nghĩa là gì? Về cơ bản khi Google chuyển từ chuỗi sang chi tiết (nghĩa là tìm kiếm thực thể). Cách tốt hơn để xác định ý muốn tìm kiếm của người dùng và sự liên kết giữa các tìm kiếm. Nhờ vào phân tích này, Google có thể đưa ra kết quả phù hợp với ý muốn của người dùng.
Để đạt được mục đích họ phát triển hệ thống để xác định mối quan hệ giữa các thực thể. Đối với các tìm kiếm mà họ hiểu, họ cho ra SERP chuẩn (Search Engine Results Page). Và hy vọng có cái nào đó khớp với mục đích tìm kiếm của bạn.
Tuy nhiên, 15% tìm kiếm Google nhận được mỗi ngày đều mới. Google cần có cách giải quyết mối quan hệ không rõ ràng trong khi cố gắng đưa ra kết quả.
RankBrain!
Rankbrain là một thuật toán máy học, nó sẽ hiểu ý của bạn khi Google không hiểu rõ bạn. Sử dụng khớp lệnh và mối quan hệ để giải thích ý nghĩa từ tìm kiếm mà nó không hiểu.
Ví dụ, khi hạn hán nghiêm trọng ở California, nếu bạn tìm kiếm “quyền sử dụng nước Las Vegas NV”. Bạn sẽ nhận được nhiều thông tin về quyền sử dụng ở khu vực Las Vegas. Nếu bạn nhập vào một địa danh ít tiếng tăm Google sẽ khó đoán chính xác tìm kiếm của bạn.
Tại sao? Bởi vì Google hiểu Las Vegas là một thành phố trong khu địa chất (quận Clark). Có thể liên kết với quyền sử dụng nước, một chủ đề xác định dựa vào dữ liệu tìm kiếm. Nhưng Masquite thì khác.
Giải thích ý nghĩa tìm kiếm
Tại sao? Bởi vì không ai tìm kiếm quyền sử dụng nước ở Mesquite trước đó hoặc thường xuyên. Ý định tìm kiếm không rõ ràng.
Đối với Google, Mesquite là một thành phố ở Nevada, nhưng nó cũng là cái cây/ than củi/ hương vị/ nước sốt BBQ và nó mang lại tất cả các kết quả này mà bỏ qua yếu tố phân cách “quyền sử dụng nước”. Đây chính là RankBrain.
Google cho bạn “một bồn rửa nhà bếp”. Theo thời gian, nếu đủ người tìm kiếm thông tin đó hoặc là hệ thống hiện tin Google nhận biết được thông tin bạn tìm kiếm cụ thể.
RankBrain là một thuật toán sử dụng AI để xác định mục đích giữa các thực thể với những mối quan hệ chưa biết hoặc chưa bền vững. Vì thế nó là một hệ số xếp hạng, nhưng cũng không thực sự là một yếu tố xếp hạng.
Bonus: Trong một vài trường thị trường, tối ưu hoá cho RankBrain là cần thiết. Tìm kiếm vốn là một kết quả tuỳ ý hiển thị dự đoán tốt nhất của Google về mong muốn của người dùng. Bạn sẽ thu được nhiều kết quả khả quan hơn nhiều bằng việc tối ưu hoá web một cách thích hợp thay vì cố gắng ưu tiên tối ưu hoá cho RankBrain.