fbpx
19th Ave New York, NY 95822, USA

15 vấn đề cần cân nhắc trước khi lựa chọn KPI (chỉ số đo lường hiệu quả) nội dung

dat-muc-tieu-kinh-doanh-cu-the-vao-kpi
Những vấn đề cần cân nhắc trước khi lựa chọn KPI

Với nhiều thương hiệu và doanh nghiệp đang thực hiện việc chuyển đổi hoàn toàn thành các đơn vị truyền thông và xuất bản nội dung kĩ thuật số, nhu cầu lớn hơn cả tập trung được vào 2 mục quan trọng là: 

  • Tính toán và giải trình các khoản chi tiêu 
  • Hiểu rõ hơn về cách nội dung thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh ở các cấp độ khác nhau. 

Vì thế các marketer đang cần đẩy mạnh hơn việc đo lường hiệu quả của nội dung, không chỉ ở cấp độ giao dịch mà còn tại các điểm tiếp xúc xuyên suốt hành trình của khách hàng.

Việc thiết lập cơ sở cho việc đo lường hiệu suất nội dung chính là vấn đề mấu chốt. Nó cũng là nền tảng quan trong cho bất kì chương trình, chiến lược và chiến thuật marketing nội dung nào. Khi nhìn vào toàn bộ bức tranh, đôi khi có thể khó mà nói được về hiệu quả của chương trình marketing nội dung mà bạn thực hiện. 

Cho dù chiến lược phân tích cơ bản tiếp theo của bạn đang diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra vào tháng tới, hoặc năm tới, 15 vấn đề sau vẫn luôn cần bạn ưu tiên hàng đầu khi bạn và công ty của bạn xem xét về đo lường hiệu suất marketing nội dung và các chỉ số. 

Hãy cùng MOMD Group xem xét “15 vấn đề cần cân nhắc trước khi lựa chọn KPI (chỉ số đo lường hiệu quả) nội dung” dưới đây. Và hãy hỏi chính mình (và cả công ty của bạn nữa) để đi đến cách giải quyết cho những vấn đề đó. 

Đặt mục tiêu kinh doanh cụ thể vào KPI nội dung và các chỉ số

Mục tiêu của việc này nhằm làm rõ bức tranh mục tiêu marketing nội dung của bạn là như thế nào. Các mục tiêu kinh doanh ở cấp độ chiến thuật, chiến lược và thậm chí là ở cấp độ hậu cần là gì?  

Hãy tự hỏi

  • Làm thế nào để gắn chặt một chỉ số hoặc KPI cụ thể với một hoặc nhiều mục tiêu kinh doanh và ngược lại? 
  • Nên có bao nhiêu thời gian để phân tích và tìm hiểu rõ rệt về KPI cho mục tiêu kinh doanh? 
  • Có bao nhiêu mục tiêu kinh doanh mà bạn muốn gắn với các nỗ lực phát triển nội dung, và liệu rằng có phù hợp với phạm vi và ngân sách của bạn hay không?

Hãy linh hoạt trong việc thiết lập KPI & số liệu nội dung

Việc thiết lập KPI và số liệu không nên là một sự kiện một lần hay đơn thuần chi là số liệu thống kê.

Để thực hiện một chương trình hiệu quả, bạn nên có sự đánh giá, tìm kiếm và tìm hiểu dữ liệu sâu sắc, phát hiện các phần mới của dự án đang tiến hành và tìm những câu chuyện mới liên quan tới dữ liệu của bạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

KPI và số liệu nội dung nên được đánh giá dựa trên sự phù hợp với chương trình marketing. Việc linh hoạt trong cách bạn đo lường các kết quả có thể mở ra những cơ hội đáng kể để mở rộng mục tiêu và hiệu quả kinh doanh.

Hãy tự hỏi

  • Liệu có bất kì phát hiện nào mới đây cho thấy có các lĩnh vực mới, sự tăng trưởng hay điểm nhấn nào trong chương trình marketing nội dung của bạn hay không?
  • Bạn có đang sử dụng cùng một KPI và các chỉ số nội dung trong suốt 3 -5 năm thậm chí là lâu hơn nữa hay không? Tại sao lại sử dụng hoặc tại sao bạn lại không sử dụng?
  • Đã tới lúc thêm KPI và các chỉ số nội dung mới dựa trên những thay đổi về cách tiếp cận nội dung hay các chi phí liên quan tới marketing nội dung? 

Kết nối chỉ số Onpage và Offpage

Khi đo lường hiệu quả cho các nỗ lực phát triển nội dung, điều quan trọng là cần phải phân biệt giữa các tài sản Onpage (như là tối ưu SEO Onpage cho trang web hoặc blog) với các tài sản Offpage (như các lĩnh vực bạn có tương tác nhưng không được kiểm soát ở mức độ tên miền). Hãy nhớ gắn thẻ tài sản Offpage của bạn khi bạn thấy thích hợp. Bên cạnh đó, sử dụng vừa phải công cụ GSA, Autopilot để đa dạng hồ sơ backlink của dự án.

Cũng cần đo lương tại các khu vực chồng lấn, như là lưu lượng truy cập từ các không gian mạng xã hội và sự đối ứng giữa lợi nhuận xã hội và tìm kiếm.

Hãy tự hỏi

  • Chúng ta có đang thực hiện kết nối các hành động nội dung onsite và offsite theo cách thể hiện sự tương tác của nguyên nhân và kết quả giữa hai bên một cách hợp lí hay không? 
  • Các nỗ lực nội dung on site và offsite có độc lập hay không? (như là chúng có phải là duy nhất, hay được tái sử dụng, hoặc viết lại cho các hoàn cảnh khác nhau) 
  • Bạn có thấy bất kì xu hướng nào hoặc thay đổi nào giữa onsite và offsite theo cách để thấy rằng các nỗ lực nội dung tương lai mang lại sự tăng trưởng kinh doanh tích cực hay không? 

Hãy sáng tạo

Có nhiều nghệ thuật và khoa học để phân tích. Bạn và đồng nghiệp của mình cần phải có sự sáng tạo để chuyển dữ liệu của mình thành các trải nghiệm thực tế cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đừng bị mắc kẹt trong mớ dữ liệu cũ lặp đi lặp lại nhiều lần. Hãy thử thách bản thân và đồng đội của mình bằng những lối suy nghĩ khác nhau về dữ liệu của mình và tự hỏi liệu bạn có thể ứng dụng các hiểu biết về dữ liệu của mình theo các cách khác nhau như thế nào?

Hãy tự hỏi

  • Bạn có kế hoạch để đưa ra các con số trong mỗi bản báo cáo/cập nhật hoặc có một câu chuyện mới mẻ nào được nói ra hay không?
  • Liệu một sự tìm kiếm ngẫu nhiên hay một điểm dữ liệu nào có thể tạo ra một khu vực hay một chiến lược nội dung hoàn toàn khác hay không? Ví dụ, trang nào đang có đột biến về lưu lượng referral nhất và tại sao lại có sự tăng tốc đó? Bạn có nên tập dung xây dựng nội dung các trang đó hay không? Liệu có những trải nghiệm trên những trang này gợi nên cách suy nghĩ mới hoặc đại diện cho cái gì đó có thể tạo nên tiếng vang đối với khán giả của bạn hay không? Làm thế nào bạn có thể sáng tạo và biến ý tưởng, phát hiện của mình thành mục tiêu marketing nội dung. 

Tham khảo thêm: 6 mẹo đơn giản để đưa ra những ý tưởng nội dung mới

Hành động

Hãy nhớ rằng dữ liệu, KPI và các chỉ số chỉ hữu ích khi bạn có cái nhìn sâu sắc và bạn thực hiện hành động.

Những hiểu biết của bạn cho bạn thấy vấn đề hay cơ hội đang tồn tại ở đâu, và chỉ khi bạn thực hiện hành động của mình bạn sẽ giải quyết được vấn đề đó hay nắm bắt được cơ hội.

Hãy tự hỏi

  • Mục tiêu của bạn và các chỉ số có thực sự có khả năng để thưc hiện không? 
  • Mục tiêu và số liệu của bạn có thể thực hiện được không?
  • Khi dữ liệu thay đổi tích cực hay theo hướng tiêu cực, bạn sẽ vẫn có thể thực hiện các thay đổi kịp thời chứ?
  • Các hành động để có chỉ số này sẽ cần một ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc thậm chí là một năm để thực hiện? 
  • Việc này sẽ tác động tới các kỳ vọng nhằm tăng hiệu quả thành công như thế nào?
  • Ai là người kiểm soát việc thực hiện? Là bạn, là đội ngũ IT của bạn, hay bộ phận pháp lí, hoặc một bên nào đó khác, dù là ai thì cũng là người có tiếng nói quan trọng hoặc cuối cùng trong việc thực hiện hành động hoặc hoàn thành hành động.

Sử dụng suy nghĩ thông thường

Suy nghĩ đơn giản, thông thường se giúp hướng bạn tới cách giải pháp khả thi hoặc thậm chí là khả thi nhất.

Với bất kì loại dữ liệu nào, bạn sẽ thường tìm thấy những vấn đề ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Và những vấn đề này đòi hỏi một cách giải quyết hợp lí liên quan tới tình hình và nguồn lực kinh doanh của bạn.

Hãy tự hỏi

  • KPI của bạn có thể hoạt động không?
  • Bạn đã ánh xạ các mục tiêu kinh doanh phù hợp với các hành động mong muốn chưa?
  • Bạn có kỳ vọng về hiệu suất cho KPI thương hiệu không?
  • Bạn có các công cụ phù hợp để theo dõi các phép đo mong muốn của mình không?
  • Bạn có đang theo đuổi các số liệu & KPI sai?

Kiểm tra xu hướng vĩ mô & dữ liệu nhỏ

Điều quan trọng ở đây là phải xem xét bức tranh toàn diện cho website của bạn và hiệu suất nội dung tổng thể. Nhưng mà cũng đừng có đo chi tiết quá!

Nói chung, việc nhìn kĩ vào “đám cỏ dại” có thể giúp bạn biết lưu lượng truy cập/mối quan tâm đối với một trang cụ thể hay một ý tưởng từ khóa đang thực hiện có phải là một ý tưởng tốt có giá trị để tiếp tục theo đuổi hay không?

Dữ liệu chi tiết cũng có thể đóng vai trò quan sát giúp xác định các xu hướng mới nổi khi chúng xảy ra.

Việc phân tích các dữ liệu xuống tới cấp độ URL có thể cho biết các nỗ lực cho nội dung của bạn đang ở mức độ cộng hưởng ra sao, đặc biệt là khi các nỗ lực ở cấp độ trang có được ngoại suy hợp lí tới các phần và chủ đề rộng hơn trong các tài sản kĩ thuật số của bạn hay không?

Hãy tự hỏi

  • Các điểm dữ liệu nhỏ cho chúng ta hiểu gì về bức tranh lớn hơn? Một ví dụ có thể liên quan đến việc xác định các trang mới tạo ra lợi ích và điều này có nghĩa như thế nào đối với sự cộng hưởng chung của nội dung trụ cột chính của bạn.
  • Những việc nhỏ có nghĩa gì? Chúng có thể chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưng chúng cũng có thể dẫn tới một ý tưởng lớn hơn giống như một trụ cột nội dung chính mới hoặc mang thông điệp gây chú ý đối với khán giả.

Tạo sự kiện marketing nội dung

Để tập trung vào các tín hiệu quan trọng nhất, hãy coi các tương tác và nội dung chính của bạn giống như là các sự kiện.

Đây có thể là một cái gì đó tồn tại trên trang web của bạn (một trang, một phần của trang web, cụm từ khóa, toàn bộ chủ đề từ khóa) hoặc nội dung hoặc việc triển khai kỹ thuật.

Khi sự kiện của bạn được đánh dấu, bạn có thể tham gia và đo lường tất cả dữ liệu dưới dạng lưu lượng tìm kiếm và tương tác xã hội.

Khi bạn tạo các sự kiện thành công nó sẽ giúp bạn tạo ra tỷ suất hoàn vốn tích cực (ROI), hãy tái đầu tư và nhân rộng các sự kiện phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn.

Hãy tự hỏi

  • Chúng ta đã tạo ra sự kiện nội dung mới nào thế?
  • Đây có phải là một sự kiện nội dung biệt lập (tạo ra 50 trang mới) hay nó được kết nối với các nỗ lực marketing khác (ba trang được đẩy ra để hỗ trợ quảng cáo Super Bowl hoặc một nỗ lực tiếp thị truyền thống khác)?
  • Có phải tất cả các sự kiện nội dung mới đều là kết quả do hành động của bạn, hành động do người dùng tạo ra hoặc nội dung từ một khu vực khác trong doanh nghiệp của bạn không?

Tham khảo thêm: 15 Ngộ Nhận Dai Dẳng Về SEO

Xem mọi người như mọi người, chứ không phải là dữ liệu

Một trong những tội lỗi tồi tệ nhất của marketing hiện đại là nghĩ về con người như các điểm dữ liệu. Điều này có thể liên quan đến việc đặt một người nào đó vào bảng tính với tư cách là khách truy cập duy nhất, giới thiệu từ khóa hoặc giống như chỉ số lưu lượng truy cập khác.

Điều quan trọng cần nhớ ở đây chính là những điểm dữ liệu đó thực sự là con người. Trong nhiều trường hợp, họ có ý định tìm kiếm hoặc có một vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết.

Đây thường là vấn đề xảy ra bởi cách các nhà cung cấp phân tích. Nhưng tin tốt là một số nhà cung cấp đang cố gắng cho bạn biết thêm về đối tượng của bạn thực sự là ai.

Cố gắng tìm kiếm người, trải nghiệm người dùng hoặc suy nghĩ về cái có đằng sau dữ liệu.

Hãy tự hỏi

  • Ai là người tạo ra dữ liệu bạn đang xem?
  • Làm thế nào để bản đồ dữ liệu của bạn trở lại thành personas, thành nghiên cứu thị trường hoặc thông tin chi tiết về đối tượng khác? Liệu nó củng cố hoặc tạo ra thách thức cho những phát hiện của bạn nhằm đánh giá đối tượng của bạn hay không?
  • Đối tượng yêu cầu trong dữ liệu của bạn là gì? Nội dung của bạn có thỏa mãn những câu hỏi đó bằng một câu trả lời thích hợp không? Nếu không, bạn nên điều chỉnh hoặc thêm nội dung?

Sử dụng Công cụ phân tích tốt nhất: đó chính là bộ não của bạn

Đối với mọi trao đổi về phân tích và đo lường trong thế giới kỹ thuật số, không có công cụ nào tuyệt vời hơn bộ não của bạn.

Bộ não của bạn chứa liên kết mấu chốt để diễn giải dữ liệu thành những kiến thức có thể được thực hiện và là yếu tố kết nối giữa trí tuệ kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, thực hiện kinh doanh và dữ liệu kinh doanh của bạn.

Hãy tự hỏi

  • Bộ não của bạn có sẵn sàng cho thách thức liên tục tìm kiếm những thông tin mới để thông báo và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị nội dung của bạn hay không?
  • Bạn cần bao nhiêu bộ não để thực sự giải quyết quy mô tập dữ liệu của bạn theo cách có ý nghĩa?
  • Những bộ não thực hiện phân tích có được kinh nghiệm phù hợp và những hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực mà họ được giao để thực hiện nhiệm vụ đo lường không?
  • Sự sáng tạo trong ý tưởng marketing của bạn ra sao? Ý tưởng marketing của bạn phân tích ra sao?
  • Làm thế nào để bộ óc marketing của bạn cân bằng giữa các mặt sáng tạo và phân tích?
  • Bạn có thực sự đang suy nghĩ về dữ liệu và áp dụng những hiểu biết vào việc phân tích hay không?
  • Bạn có liên tục hỏi lý do tại sao về các dữ liệu, KPI và số liệu của bạn không?
  • Dữ liệu của bạn đang cho bạn thấy vấn đề gì?

Sử dụng quy tắc 10/90 của Avinash Kaushik 

Avinash Kaushik, một nhà truyền giáo phân tích cho Google, được coi là một trong những người có uy tín hàng đầu thế giới về các chiến lược và quản lý phân tích phù hợp.

Vì bộ não của bạn là công cụ quan trọng nhất, Kaushik khuyên bạn nên dành 10 phần trăm ngân sách phân tích của mình cho các công cụ và 90 phần trăm cho bộ não của bạn.

Ngay cả khi bạn tin rằng tiện ích phân tích mới đắt tiền và sáng bóng của bạn là điều tốt nhất từ trước đến nay, bạn cũng sẽ không thể sử dụng và lí giải vấn đề một cách rõ ràng nếu không có sự hỗ trợ từ bộ não để chuyển đổi nó thành trí tuệ kinh doanh.

Hãy tự hỏi

  • Bạn có đầu tư quá mức vào các công cụ và gói phân tích khi so sánh với lượng trí tuệ thông minh cần thiết để kể câu chuyện sâu sắc hơn cho chương trình marketing nội dung của bạn hay không?
  • Hay bạn có đầu tư quá ít cho việc đặt những bộ não tốt vào phân tích dữ liệu để giải quyết các vấn đề nội dung thách thức nhất của bạn và khám phá các cơ hội mới hay không?

 Chia sẻ trải nghiệm nội dung của bạn với tổ chức của bạn

Hãy chắc chắn để mở rộng những phát hiện của bạn đến các bộ phận khác trong công ty của bạn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể không có kiến thức trực tiếp để diễn giải đúng dữ liệu, thế nên, việc chuyển tiếp dữ liệu đến người có kiến thức cụ thể hơn trong lĩnh vực đó có thể giúp biến dữ liệu thành thông tin chi tiết có thể hành động.

Hãy  cân nhắc chuyển tiếp dữ liệu có liên quan đến người quản lý sản phẩm, cộng tác viên bán hàng, đại diện dịch vụ khách hàng, bộ phận tuyển dung trong công ty của bạn và nhóm IT và nhóm sáng tạo, và nhiều người khác nữa.

Hãy tự hỏi

  • Bạn có chuyển tiếp đúng người nhận dữ liệu để thực hiện hành động thích hợp không?
  • Tần suất bạn nên xem xét dữ liệu với các bộ phận khác nhau trong công ty của mình là bao lâu (không phải mọi bên liên quan đều cần tất cả dữ liệu và thông tin chi tiết mọi lúc)?

Đừng chạy theo các số liệu và KPI sai

Hai trong số các số liệu hay bị lãng quên hoặc không được nói đến nhiều nhất trong tất cả các phân tích là:

  • Mức độ căng thẳng đặt lên công ty của bạn.
  • Sẽ mất bao nhiêu thời gian nếu bạn theo đuổi những số liệu sai.

Khi bạn ưu tiên các chỉ số của mình, hãy đảm bảo bạn đạt được sự cân bằng thực tế giữa các juice mà bạn sẽ có được so với mức độ bạn phải vắt kiệt để có được nó. Đây là sự khác biệt giữa tập trung vào đúng khu vực và việc đi vào một tiếp tuyến không mang lại kết quả tích cực.

Hãy tự hỏi

  • Mục đích của KPI hoặc các chỉ số là gì?
  • Nỗ lực đạt được và hành động dựa trên một số liệu nội dung cụ thể liệu có tương xứng với kết quả mong muốn không? (Nói cách khác, juice có đáng để ép không?)

Tránh tập trung về một điểm dữ liệu duy nhất

Đo lường marketing nội dung có thể phức tạp. Phải mất rất nhiều thời gian và cần kiên nhẫn để xây dựng chế độ xem cho toàn bộ bức tranh cho doanh nghiệp của bạn, cũng như chế độ xem theo thời gian thực.

Bởi vì bạn sẽ xử lý các điểm dữ liệu từ các nguồn khác nhau, điều quan trọng là tiếp cận các phân tích với sự cân bằng giữa nỗ lực và hiểu biết sâu sắc.

Một vấn đề thường xảy ra khi các nhà tiếp thị hoặc chủ doanh nghiệp đó là họ bị ám ảnh quá mức với điểm dữ liệu tín hiệu, đến mức tất cả các nguồn lực đều tập trung vào một vấn đề hoặc giải pháp không quan trọng đối với mục tiêu chung của bạn.

Điểm mấu chốt: nếu bạn tạo ra ROI tích cực cho chi tiêu của mình bằng cách sử dụng số liệu phản hồi trực tiếp hoặc chỉ số thương hiệu, thì nói chung bạn đang ở một vị trí tốt, đặc biệt là khi so sánh với nhiều hình thức quảng cáo và tiếp thị khác.

Đừng rời xa các nguồn tài nguyên trong việc tạo nội dung, quản lý phương tiện truyền thông xã hội hoặc tối ưu hóa tìm kiếm để đuổi theo những bóng ma. Hãy tập trung vào những thứ thực tế để tạo ra ROI tích cực, và tiếp tục tái đầu tư vào các lĩnh vực đó.

Hãy tự hỏi

  • Nhóm của bạn có thấy mệt mỏi khi theo đuổi một số liệu không thể đạt được trong khi thiếu công cụ hoặc thiếu kiến thức từ các bên liên quan chính (ví dụ: cố gắng quá nhiều để buộc lưu lượng truy cập trang web vào lưu lượng truy cập tại cửa hàng, liệu các công cụ để thực hiện việc này có phù hợp không)?
  • Có phải một lượng tài nguyên không tương xứng đang được sử dụng để theo đuổi một chỉ số có ít hoặc không có tác động đến các mục tiêu kinh doanh lớn hay quan trọng nhất của bạn không?
  • Có phải nỗi ám ảnh từ những nỗ lực quan trọng hơn và nhiều hơn nữa có thể thực hiện được sẽ liên kết trực tiếp hơn với các mục tiêu kinh doanh không?

Đừng giữ mục tiêu thương hiệu và phản hồi trực tiếp theo cùng tiêu chuẩn

Một trong những cạm bẫy lớn nhất của việc phân tích lợi ích của việc tìm kiếm, mạng xã hội và nội dung là khi chủ doanh nghiệp và các marketers cố gắng áp dụng các số liệu phản hồi trực tiếp vào việc xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn đang cố gắng đo lường các mục tiêu xây dựng thương hiệu bằng cùng một tiêu chuẩn như hoàn trả tiền trực tiếp, thì bạn đã sai lầm rồi đó (trừ khi bạn có các giá trị tiền tệ nghiêm ngặt được áp dụng cho từng mục tiêu và hành động xây dựng thương hiệu).

Không phải tất cả các mục tiêu thương hiệu nên gắn liền với một giá trị tiền tệ. Những mục tiêu này phải có chất lượng hơn.

Thương hiệu là một trong những lĩnh vực chưa được khai thác lớn nhất trong tất cả các hoạt động tiếp thị nội dung.

Các marketers bị ám ảnh bởi kênh trực tuyến, xem nó như là một phương tiện phản hồi trực tiếp, trong khi các lĩnh vực truyền thống hơn như TV, đài phát thanh và in ấn lại bị hạn chế ngân sách.

Và thế là, họ đã bỏ qua mức độ hiển thị lớn có thể thu được trong các kênh trực tuyến, ngoài quảng cáo biểu ngữ và vị trí quảng cáo phong phú.

Các nền tảng quảng cáo thương hiệu truyền thống, ngay cả như trong TV, đài phát thanh và in ấn – trong tương lai sẽ được điều hành bởi một công ty công nghệ mạnh như Google, Microsoft, Facebook hoặc thậm chí Apple.

Nhưng trước khi chúng tôi đến được thời điểm đó, các nhà tiếp thị sẽ cần thay đổi nhận thức của họ về tương tác trực tiếp và thương hiệu kỹ thuật số.

Khi bạn bắt đầu thiết lập các chỉ số, hãy cẩn thận với các mục tiêu bạn chỉ định cho các chỉ số khác nhau.

Nếu bạn không công bằng trong chính các so sánh hoặc kỳ vọng của mình, thì về cơ bản, bạn sẽ giữ lại chiến lược tiếp thị nội dung của mình cũng như thực hiện tốt như nó có thể.

Hãy tự hỏi

  • Mục đích của việc gắn hiệu suất vào các lĩnh vực như lưu lượng truy cập hoặc hiển thị là gì?
  • Nếu bạn đang tìm kiếm chỉ số hiệu suất về mục tiêu thương hiệu, bạn có biết giá trị trọn đời của khách hàng là gì không?
  • Khách hàng tiềm năng có giá trị như thế nào, khi tính bằng tiền?
  • Bạn có con số số cụ thể và đã được chứng minh thay thế cho phương tiện hiển thị hoặc quảng cáo thương hiệu có tính phí, xét về số tiền bạn muốn trả bao nhiêu cho một hành động cụ thể không?
  • Chi phí (về số tiền mà công ty bạn sẵn sàng trả) chuyển thành mục tiêu thương hiệu của bạn cho phương tiện truyền thông bạn giành được, và cụ thể hơn là tương tác và tiêu thụ nội dung ra sao?

Kết luận

Cho dù bạn có đang thiết lập các chỉ số và KPI của mình cho các mục tiêu kinh doanh thương hiệu, mục tiêu giao dịch hoặc một cái gì đó phức tạp hơn, điều quan trọng là phải suy nghĩ cẩn thận và nghiêm túc trước khi biến chúng thành một phần vững chắc trong chiến lược đo lường của bạn.

Hãy chú ý một – hoặc thực hiện tất cả những điều kể trên – và bạn sẽ thấy mình nhận được nhiều hơn từ chương trình tiếp thị nội dung của bạn so với hiện tại.

Sử dụng các mẹo này và đánh giá chúng định kỳ để đảm bảo bạn sẽ tận dụng tối đa các nỗ lực của chương trình tiếp thị nội dung của mình.