fbpx
Scroll Top
19th Ave New York, NY 95822, USA

7 Đặc Tính Trong UX

Nội dung bài viết được dựa trên sự am hiểu và nghiên cứu cá nhân của mình nên còn rất nhiều thiếu xót. Hi vọng mọi người có thể cùng nhau đóng góp ý kiến cũng như xây dựng, chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề UX cơ bản.

7 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (UX) là một quy trình từng bước định hướng người dùng (user) đạt được mục tiêu của họ (user goal) xuyên suốt quá trình sử dụng một sản phẩm (product) cũng như một dịch vụ (service) của một doanh nghiệp nào đó. Đồng thời góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh (business goal) của họ.

[external_link_head]

Findable > Accessible > Usable > Desirable > Credible > Useful > Valuable.

User có thể tìm thấy thứ họ cần đến từ product của bạn hay không? Chúng ta chưa nói đến việc product có đẹp, an toàn mà vấn đề đầu tiên là product của bạn có cung cấp được thứ mà người dùng đang tìm kiếm. Cụ thể website của bạn đã phân bố nội dung một cách dễ nhận diện? có chia danh mục một cách hợp lý? Hệ thống menu, tìm kiếm, điều hướng, phân trang có dễ dùng hay không? Liệu user có đủ kiên nhẫn để tiếp tục sử dụng website của bạn sau ít phút nỗ lực tìm kiếm thứ sản phẩm họ cần hay không? Hay họ từ bỏ ngay từ phút giây đầu tiên với một mới giao diện choáng ngộp, không rõ chính phụ và phân cấp thông tin rối ren. Thế nên khả năng tìm kiếm là yếu tố khá quan trong và tiên quyết trong UX của nhiều product.

[external_link offset=1]

Khả năng tiếp cận, sử dụng product cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình thiết kế UX. Đòi hỏi người thiết kế phải tạo ra các yếu tố phù hợp với nhu cầu của tất cả các người dùng tiềm năng. Thiết kế của bạn đã đáp ứng được trường hợp dành cho người mù màu? Sản phẩm của bạn đã tương thích trên mọi thiết bị (desktop, mobile, tablet). Theo một thống kê có khoảng 15% dân số thế giới bị khiếm khuyết, bạn mất đi khoảng 60% lượng người dùng nếu website của bạn không hỗ trợ phiên bản mobile, tablet hoặc tốc độ tải dữ liệu quá chậm của website khiến user mất đi tính phản hồi tương tác trong quá trình sử dụng thì liệu họ có tiếp tục sử dụng? Thiết kế của bạn cần tạo cho user cảm giác như họ đang làm chủ công cụ bạn cung cấp để họ hoàn thành goal của họ một cách hiệu quả nhất, cho dù họ là ai.

Tính dễ dùng của product thể hiện rõ ràng thông qua hình dáng, cách mà thiết kế của bạn hoạt động ra sao? tương tác như thế nào đối với user. Tạo được cảm giác dễ dùng, hiệu quả và nhanh là một lợi thế trong product cuả bạn đối với đối thủ cạnh tranh. Song việc này đòi hỏi sự nghiên cứu cơ bản về tâm lý người dùng, sử dụng pattern design một cách hợp lý và đúng với chức năng của nó, đặc biệt là dễ hiểu trong một khoảng thời gian ngắn. Đây cũng là một yếu tố quyết định bạn có bị cướp đi user từ đối thủ hay không vì user có xu hướng chọn cách dễ dàng và đơn giản nhất để thực hiện một hành vi.

Product của bạn có thực sự lôi cuốn, dễ nhớ và có khả năng giữ chân người dùng quay lại hay không nằm ở yếu tố này. Như việc hẹn hò, ấn tượng đầu tiên quyết định hơn 50% hành động tiếp theo của user, họ sẽ đem product của bạn vào danh sách đen, danh sách chờ hay họ sẽ khắc vào trong trí não họ về ấn tượng mà product bạn mang lại. Đây là nơi mà các thành phần như: thương hiệu, tính thẩm mỹ, hình ảnh và thiết kế cảm xúc (emotional design) bộc lộ được hết khả năng của chúng. Product của bạn càng được nhiều người mong muốn có được bởi sự kết hợp của các thành phần trên, thì khả năng user sẽ khoe khoang về nó và tạo ra những sự ham muốn tương đồng với những user khác.

Sự an toàn, đáng tin cậy và bảo mật có tồn tại trong product của bạn hay không? Làm sao user biết được rằng webiste của bạn có thực sự bảo mật? Website của bạn đã có chứng chỉ bảo mật thông tin, an toàn giao dịch (Secure Sockets Layer)?. Xây dựng được sự tin cậy và đó cũng là một yếu tố quan trọng trong UX. Sự tín nhiệm liên quan đến khả năng user tin tưởng vào product mà bạn đã cung cấp. Mức độ tính nhiệm càng cao thì khả năng product của bạn được xếp vào danh sách ưu tiên, không thể thay thế, không thể thiếu trong cuộc sống của họ càng cao. Thế nên, việc đầu tư vào những khoản như bảo mật, an toàn thông tin và thể hiện điều đó cũng chiếm vai trò rất quan trọng trong sản phẩm. Cũng giống như việc bạn gửi tiền vào một ngân hàng vậy, tất cả dựa vào sự an toàn và niềm tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp đó.

Tính hữu dụng là một yếu tố cần thiết của product. Thiếu đi sự hữu dụng thì product của bạn khó lòng cạnh tranh với các product khác trong thị trường, cũng như thiếu đi sự nổi bật. Sự hữu dụng mang lại lợi ích đáng kể cho user, giải quyết được các vấn đề hàng ngày, cần thiết của user trong nhiều trường hợp, giúp trải nghiệm của họ trở nên mượt mà hơn. Một khi product của bạn mang lại lợi ích cho user cũng chính là lúc user sẵn lòng đặt product của bạn vào trong ví tiện ích của họ như một công cụ thiết yếu và họ sẽ sẵn lòng trả phí cho những gì nó mang lại.

[external_link offset=2]

Product phải cung cấp giá trị. Nó phải cung cấp giá trị cho doanh nghiệp tạo ra nó và cho user mua hoặc sử dụng nó. Không có giá trị, có khả năng bất kỳ thành công ban đầu nào của sản phẩm cuối cùng sẽ bị hủy hoại. Người làm thiết kế UX nên nhớ rằng giá trị là một trong những ảnh hưởng chính đến quyết định mua hàng và quay lại của user. Giải quyết vấn đề của user, đem lại lợi ích cho user lẫn doanh nghiệp là một trong những yếu tố mang tính giá trị cao của product.

Theo mình đây là các yếu tố mang tích mắc xích và trình tự, không thể so sánh yếu tố nào quan trọng hơn, cần thiết hơn hoặc ưu tiên hơn mà chúng phải bổ trợ, cân bằng lẫn nhau để có thể đem lại một trải nghiệm tốt nhất có thể cho user. Nhằm mục đích tạo điền kiện cho user không gặp phải trục trặc, trở ngại hoặc tệ hơn nữa là BỎ CUỘC ở bất kỳ một gia đoạn nào trong quá trình tiếp cận, sử dụng product. Từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển cũng như sự thành công của product. Cũng như các bạn đã biết thiết kế UX đặt con người (user) làm trung tâm.

Nguồn tham khảo:
https://www.uxmatters.com/
https://www.interaction-design.org/

[external_footer]