Xem Chi Tiết Mục Lục Bài Viết
Authority hay quyền tác giả/bản quyền/quyền sở hữu trong SEO ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thăng hạng của web. Nói đến Authority trong SEO là nói tới ba phân phân cấp sau:
- Quyền quản lý tên miền- Domain Authority.
- Quyền quan lý trang- Page Authority.
- Quyền quản lý liên kết- Links Authority.
Vậy làm thế nào mới có thể tận dụng triệt để các cấp Authority kể trên để tốt cho web? Những chia sẻ sau đây của MOMD Group sẽ giúp bạn đáng kể đấy. Vì thế, đừng bỏ lỡ bất cứ thông tin giá trị nào nhé!
Thực tế cho thấy, Authority là một trong những thuật ngữ SEO bị hiểu lầm nhiều nhất. Không ít người lầm tưởng đây từ để chỉ quyền tác giả- người viết bài.
Ở những chia sẻ sau, hệ thống sẽ giúp bạn biết Authority thực chất là gì? Authority không phải là gì cũng như làm thế nào để đo lường các ảnh hưởng của yếu tố đối với SEO web. Hơn thế nữa, MOMD Group còn mách nước giúp bạn biết cách tối ưu Authority để cải thiện thứ hạng hiệu quả hơn nữa.
3 cấp độ của Authority in SEO có gì đáng lưu tâm?
Trong SEO web, Authority có ba cấp độ bao gồm:
- Quyền quản lý tên miền- Domain Authority.
- Quyền quan lý trang- Page Authority.
- Quyền quản lý liên kết- Links Authority.
Vậy mỗi loại Authority kể trên có gì nổi bật, khác biệt? Mời bạn cùng đến với những thông tin sau đây để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng.
Domain Authority – Quyền quản lý tên miền
Domain Authority đã từng được chia sẻ trong nhiều tài liệu SEO. Tuy nhiên, vẫn có không ít bài viết nhầm lẫn hoặc người đọc hiểu chưa đúng bản chất. Cụ thể, một số cá nhân lầm tưởng rằng thuật ngữ này để chỉ cơ quan quản lý tên miền(bán tên miền hoặc đã bỏ tiền ra để có quyền sở hữu tên miền đó).
Các yếu tố ảnh hưởng tới Domain Authority
Thế nhưng bản chất của Domain Authority không phải như vậy. Thuật ngữ này thực tể là để chỉ:
- Tuổi đời của Domain(đã hoạt động bao nhiêu lâu) và độ tin cậy của website đó(tức Age and Trust)
- Mức độ phổ biến của Domain hiện tại như thế nào(Popularity).
Hãy cùng đi sâu tìm hiểu về hai yếu tố kể trên để hiểu rõ hơn về Domain Authority bạn nhé!
Age and Trust
Google hiện đang căn cứ vào tuổi đời của Domain và xem đây như một trong những tiêu chí xếp hạng quan trọng. Theo đó, những tên miền lâu năm có “thành tích” tốt sẽ nhận được vị trí lý tưởng hơn cả.
Điều này khiến khá nhiều người thắc mắc không biết rằng khi Domain cũ chuyển sang tên miền mới bằng lệnh 301–redirected thì sao? Liệu bot Google có công nhận những thành tích của Domain cũ khi chuyển sang một tên miền mới?
Để dễ dàng được lập chỉ mục và thăng hạng SEO tốt hơn, trước tiên bạn cần nắm rõ về cách chuyển hướng khi cần trong SEO(HTTP redirect codes for SEO).
Bạn có thể xem thêm phát triển này tại bài Chuyển Hướng HTTP cho SEO HIỂU SAO mới ĐÚNG? đã được cập nhật rất chi tiết trên hệ thống MOMD Group.
Để tăng độ Age and Trust cho Domain, một mặt, anh em cần chờ đợi để tuổi đời của tên miền tăng lên theo thời gian. Mặt khác, bạn cần chăm sóc và phát triển nó đúng hướng. Cách thông minh nhất vẫn là viết nội dung thật tốt và tạo ra những liên kết ngược(backlinks) chất lượng cao.
Popularity
Ba yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính Popularity(phổ biến) cho Domain. Cụ thể:
- Số lượng backlinks: càng nhiều backlinks càng tốt.
- Chất lượng của backlinks: các liên kết ngược chất lượng, hợp lý sẽ được đánh giá cao hơn và giúp Domain của bạn thêm uy tín.
- Các Domain liên kết: Càng có nhiều Domain liên kết(trực thuộc- hay còn gọi là website vệ tinh bổ trợ cho sự phát triển ucar web chính) càng chứng tỏ website của bạn nổi tiếng. Vì lẽ đó, sự phổ biến của trang web được đánh giá cao hơn cả.
Ý nghĩa của tên miền cũng đóng vai trò rất quan trọng trong Domain Authority
Thực tế hàng loạt nghiên cứu đã chỉ ra, mức độ liên quan của Domain với nội dung mà website đề cập tới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xếp hạng của nó. Vì lẽ đó, SEOer nên tối ưu, chọn một tên miền để có thể khái quát nội dung, lĩnh vực bạn đang phát triển.
Điều này giúp công cụ tìm kiếm của Google dễ lập chỉ mục, sắp xếp website của bạn vào lĩnh vực phù hợp hơn cả.
Hướng dẫn cách đánh giá Domain Authority
Để xác đánh giá chính xác về Domain Authority của trang web, bạn hãy trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Website của bạn hiện có được xếp hạng ở những vị trí dễ nhìn cho các truy vấn với từ khóa có mức cạnh tranh cao?
- Bạn có bao nhiêu backlinks?
- Các backlinks của bạn có thật sự chất lượng không?(Tức đó có phải là những liên kết giá trị, hướng tới khách truy cập chứ không phải link spam?)
- Bạn có bao nhiêu Domain liên kết với website của mình?
Dưới đây, MOMD Group xin giới thiệu thêm đến bạn ba công cụ giúp chúng ta đánh giá Domain Authority khá chính xác và chi tiết. Bạn có thể tham khảo và chọn dùng cái mà mình cảm thấy dễ hiểu và hiệu quả hơn cả:
Ahrefs |
Majestic |
MOZ |
Ahrefs sử dụng các công cụ của mình để xếp hạng tên miền cho các website. Nó còn có tên gọi chính thức là “Domain Rating”.Domain Rating có thang điểm từ 0-100. Phần này sẽ giúp bạn biết rõ về sức mạnh của backlinks đối với độ uy tín và phổ biến của trang web. | Majestic cũng dùng thang đo từ 0-100 để đánh giá về Domain Authority.Bạn có thể tìm thấy các thông tin cụ thể về vấn đề này ở mục “Citation Flow”. | MOZ cũng đánh giá về Domain của bạn tương tự như hai công cụ kể trên.
Bạn có thể tìm thấy các kiến thức cụ thể tại mục “Domain Authority”. Nhờ thế, chúng ta sẽ biết website như thế nào sẽ được các công cụ tìm kiếm Google đánh giá cao và ưu tiên hơn. |
Cách nào giúp bạn cải thiện thang điểm Domain Authority?
Dễ nhận thấy, chỉ số Domain Authority cao cũng đồng nghĩa với việc website có thứ hạng cao hơn. Vì lẽ đó, việc tối ưu, cải thiện phần này là yếu tố và nên làm càng sớm càng tốt.
Như đã đề cập kể trên, chính yếu tố “tuổi đời Domain và sự tin cậy” sẽ quyết định rất lớn tới Domain Authority. Vì thế bạn nên:
- Tiếp tục kiên trì chăm sóc website, đầu tư vào nội dung và chờ cho “em nó” lớn hơn về tuổi đời.
- Bạn nên xây dựng hệ thống các backlinks chất lượng từ nhiều website nhất có thể. \
Do đó, đừng quên theo dõi các chia sẻ tiếp theo trên MOMD Group để biết xây dựng backlinks như thế nào mới chuẩn bạn nhé!
Một Domain Authority tốt sẽ giúp gì cho bạn?
Nhiều chuyên gia SEO web nhận định rằng, có một Domain Authority với thang điểm cao là việc tối cần thiết để cạnh tranh và thâu tóm thị trường bạn đang hoạt động.
Domain Authority có liên quan trực tiếp tới việc thăng hạng và giữ vị trí tốt cho web. Vì thế, bạn hãy đảm bảo luôn đặt các vấn đề này trong chiến lược SEO web của mình.
Page Authority – Quyền quan lý trang
Page Authority là chỉ số nói tới khả năng xếp hạng của một trang. Ý nghĩa của nó cũng tương tự như với Domain Authority đã được giải thích ở trên. Và đây cũng là một trong các thuật ngữ SEO bị hiểu nhầm nhiều nhất hiện nay.
Các yếu tố quyết định tới thang điểm Page Authority
Page Authority được quyết định bởi 3 yếu tố chính sau đây:
- Age and trust: Tuổi đời của trang và sự uy tín.
- The amount of value received from links: Số lượng các liên kết trên trang.
- The freshness of the last update: Độ mới của bản cập nhật gần đây nhất
Age and trust: Tuổi đời của trang và sự uy tín
Cũng như với Domain, các page đã được xây dựng lâu năm sẽ được đánh giá cao hơn. Vì lẽ đó, ngay khi có ý định kinh doanh hay phát triển trực tuyến, bạn hãy nghĩ tới việc xây dựng page một cách nghiêm túc.
Việc chăm sóc cho nó thật nghiêm túc, chỉn chu ngay từ đầu sẽ giúp bạn có được “quả ngọt” trong tương lai đấy!
The amount of value received from links: Số lượng các liên kết trên trang
Cả liên kết nội bộ và liên kết ngoài(internal and external links) đều có ảnh hưởng không nhỏ tới Page Authority.
Vì thế, bạn nên tính toán kỹ lưỡng và thấu hiểu Google nhằm xây dựng được các liên kết giá trị về nội dung, lý tưởng về số lượng.
The freshness of the last update: Độ mới của bản cập nhật gần đây nhất
SERPs hiện cập nhật thường xuyên hệ thống các page để lập chỉ mục chuẩn nhất. Thuật toán mới của Google đang tạo ra những con bot thông minh, giúp quá trình sắp xếp nội dung ưu việt, hướng tới người dùng hơn.
Nói một cách dễ hiểu, bot Google rất thích các nội dung mới cập nhật, có tính đào sâu. Vì thế, bạn đừng quên update các thông tin giá trị cho phần này nữa nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến lỗi Duplicate Content trên website của mình. Đây là một điểm trừ rất lớn nếu bạn không quản lý được hệ thống bài viết trên website của mình đấy!
Page Authority có ảnh hưởng tới SEO web như thế nào?
Khác với Domain, khi xếp hạng page cần nhiều tiêu chí phức tạp hơn. Nó căn cứ vào từ khóa mà người dùng truy vấn, các liên kết nội bộ và backlinks.
Do đó, bạn cần xây dựng chiến lược SEO page thông minh ngay từ ban đầu để có thể tiếp cận với đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.
Hướng dẫn cách đánh giá chỉ số Page Authority
Để đánh giá chính xác về Page Authority, bạn cần trả lời các câu hỏi như:
- Trang của bạn có nằm ở vị trí lý tưởng, dễ nhìn đối với các truy vấn có mức độ cạnh tranh cao?
- Có bao nhiêu backlinks trong page của bạn?
- Những backlinks đó có thật sự chất lượng, liên quan đến nội dung và uy tín không? Nó có phải là những link spam không?
- Có bao nhiêu Domain liên kết duy nhất với page của bạn?
Bạn cũng có thể đến với các công cụ hỗ trợ đánh giá SEO như đề cập kể trên để biết rõ hơn về Page Authority(Ahrefs, Majestic và MOZ).
Tóm lại, Page Authority có giá trị hơn so với Domain Authority. Bởi lẽ, khi page có vị trí tốt, bạn có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Bởi nội dung trong trang nói về một vấn đề cụ thể, thường là để bán hàng, kêu gọi dùng dịch vụ.
Vì vậy, hãy cùng đến với chia sẻ sau đây để có thể cải thiện Page Authority bạn nhé!
Các yếu tố giúp bạn cải thiện Page Authority hiệu quả
Ba yếu tố sau đây sẽ giúp bạn cải thiện quyền Page Authority tốt hơn đấy:
Yếu tố | Chi tiết |
Tuổi đời của page và độ tin cậy |
Page càng lâu năm thì càng dễ được đánh giá cao hơn. |
Mức độ phổ biến |
Xây dựng các backlinks giá trị và liên kết nội bộ có nghĩa để bot Google dễ dàng lập chỉ mục, xếp bạn vào thứ hạng tốt hơn. |
Nội dung update |
Hãy luôn chăm chút cho page của bạn và cập nhật những nội dung mới, hữu ích với khách truy cập.Bạn cũng đừng quên tối ưu để có bài viết dễ hiểu, giúp bot Google sớm biết bạn đang đề cập đến vấn đề gì- hay nói cách khác, hãy tranh thủ tạo ra những bài viết thân thiện với SEO bạn nhé! |
Page Authority được cải thiện sẽ giúp gì cho bạn?
Nếu như Domain Authority đã quan trọng, thì Page Authority còn rất rất quan trọng. Đây là cách giúp bạn có thể thâu tóm, làm chủ thị trường mình đang phát triển.
Nói cách khác, Page Authority càng cao thì chúng ta càng dễ tiếp cận đối tượng mục tiêu và được Google đánh giá cao, nó sẽ đề xuất page của bạn khi người dùng truy vấn đấy.
Links Authority- Quyền quản lý liên kết
Links Authority là một chỉ số báo về sức mạnh xếp hạng có được từ các link. Cũng giống như Domain Authority và Page Authority, Links Authority càng cao thì khả năng thăng hạng của trang web sẽ càng lớn. Những thuật ngữ này cũng thường xuyên được nhắc đến trong các bài giảng, khóa đào tạo SEO nâng cao hiện nay.
Hiện có 4 yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm Links Authority, bao gồm:
- Nofollow attribute- Thuộc tính Nofollow
- Page authority –Thẩm quyền trang
- Number of links- Số lượng liên kết trang
- Location of the link – Vị trí của liên kết trang
Nofollow Attribute- Thuộc tính Nofollow
Nofollow attribute là thao tác hướng đến SERPs. Khi ấy, những link có trên web của bạn chứa nội dung trùng lặp, nhạy cảm hoặc có yếu tố làm ảnh hưởng xấu tới SEO. Vì thế, chúng ta dùng lệnh này để không muốn công cụ tìm kiếm Google thu thập và lập chỉ mục cho chúng.
Dùng thuộc tính Nofollow hiện khá phổ biến và được xem như là một phần tất yếu trong chiến lược SEO web. Thậm chí nhiều website bán hàng, có những sản phẩm tương tự nhau sở hữu cả hàng ngàn link dạng này.
Biết cách đặt Nofollow chuẩn xác sẽ giúp chúng ta thân thiện hơn trong mắt Google. Nhờ thế, website thăng hạng và giữ ổn định vị trí top là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Page Authority –Thẩm quyền trang có chứa link
Thực tế thì trang có chứa link ảnh hưởng rất lớn đến Links Authority. Một trang mà có nhiều liên kết cùng xuất hiện thì thẩm quyền của mỗi link(điểm Links Authority) của mỗi liên kết sẽ ít dần đi.
Khi Page Authority cao, Links Authority cũng được đánh giá cao hơn.
Number of links- Số lượng liên kết trang
Mỗi link liên kết trên trang được nhận một số quyền của page đó. Nếu có nhiều liên kết trên một trang thì Links Authority của mỗi liên kết sẽ giảm.
Vì lẽ đó, bạn nên cẩn trọng khi đặt backlinks cũng như xây dựng các liên kết nội bộ.
Location of the link – Vị trí của liên kết trang
Các công cụ tìm kiếm của Google ngày càng thông minh. Nó đánh giá Links Authority thông qua mức độ liên quan của nội dung link dẫn.
Tức là, bạn nên đi link cẩn trọng để link hướng đến một bài viết/nội dung có giá trị, chi tiết hơn, giúp khách truy cập thêm thông tin. Đây cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện Links Authority.
Những câu hỏi thường gặp
Giữa Domain Authority và Page Authority, cái nào quan trọng hơn?
Khá nhiều người lầm tưởng rằng Domain Authority quan trọng hơn. Thế nhưng thực tế Page Authority mới là Authority quan trọng nhất.
Như đã chia sẻ kể trên, nội dung trên trang nói đến một sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Tức bạn có cơ hội tiếp cận, thuyết phục đối tượng mục tiêu tại đây. Do đó, hãy tìm cách tối ưu và cải thiện để Page Authority ngày càng cao.
Nhờ thế, tỷ lệ chuyển đổi,sinh đơn, có lợi nhuận lớn và ổn định khi kinh doanh và phát triển online của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Muốn có được backlinks từ các trang web có Domain Authority cao hơn thì làm thế nào?
MOMD Group gọi đây là chiến lược xây dựng backlinks. Ở một bài viết khác, hệ thống sẽ chia sẻ tường tận, hướng dẫn cụ thể về vấn đề.
Trong khuôn khổ của chia sẻ hôm nay, mình chỉ muốn nhấn mạnh, xây dựng backlinks có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi SEO website. Vì thế, nó rất xứng đáng để bạn dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn đấy!
Khi xóa các liên kết không có giá trị, spam thì có ảnh hưởng tới Domain Authority?
Đối với các nền tảng khác thì chưa bàn, nhưng riêng Google, việc loại bỏ các bad link không gây ảnh hưởng gì tới thứ hạng.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn hiểu hơn về Authority và Trust. Nếu cần thêm tư vấn, đừng quên kết nối với MOMD Group. Ngoài ra, quý đối tác/khách hàng cần tham vấn về chiến lược SEO tự động, tối ưu chi phí, hệ thống có thể giúp bạn sớm tự vận hành chuyên nghiệp đến bất ngờ.
Do vậy, đừng quên kết nối với chúng tôi thật sớm bạn nhé!