Xem Chi Tiết Mục Lục Bài Viết
Headings từ H1-H6 có vai trò rất quan trọng trong SEO. Theo số thứ tự, độ quan trọng và cần thiết của dòng này giảm dần từ H1- H6. Những nội dung trong headings giúp khách truy cập nhanh chóng hiểu khái quát ý nghĩa của bài viết.
Hơn thế nữa, nó cũng giúp bot Google phân loại và lập chỉ mục cho bài viết của bạn dễ dàng. Nhờ thế mà thứ hạng của bài viết cũng tăng lên đáng kể.
Headings là gì?
Headings chính là phần “khung xương” của một bài viết. Nhìn vào đây, người đọc sớm biết nội dung của bài sẽ đề cập đến những vấn đề gì. Từ đó, họ xem xét có nên đọc tiếp hay không(có phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của mình hay không).
Headingscó 6 cấp độ từ H1-H6. Nếu xét về góc tầm quan trọng thì Headings cùng quan trọng hơn tiêu đề. Bởi tiêu đề chỉ gợi mở một phần rất nhỏ về nội dung bài viết đề cập và có chứa từ khóa. Trong khi ấy, Headings lại giúp chúng ta dễ dàng khái quát nội dung của toàn bài.
Tìm hiểu về thứ bậc của Headings
Headings có thứ bậc như trong sơ đồ sau đây:
Khi lập Headings, bạn lưu ý cần đảm bảo xây dựng yếu tố này một cách phù hợp. Bài viết sẽ luôn bắt đầu từ H1 hay còn gọi là tiêu đề trang. sau đó là các H2, H3-6.
Khi lập Headings, bạn đừng bỏ qua bất cứ một cấp độ nào. Chẳng hạn chúng ta đặt H1 sau đó chuyển sang H3 ngay. Cách đúng đắn là H1 rồi đến H2, sau đó mới là H3. Bạn có thể theo dõi ví dụ dưới đây để hiểu hơn về sự phân cấp Headings:
Tiêu đề H1
Cũng giống như Title Tag, bạn nên đặt H1 thật ngắn gọn. Lý tưởng nhất tiêu đề trang nên giới hạn tối đa 60 từ. Nhờ thế, phần này trở nên ngắn gọn, rõ nghĩa nên rất dễ hiểu.
Vậy nên có bao nhiêu H1 trong một bài? Thực tế, ở HTML5 đã hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều H1 cho bài viết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cách này không thật sự khoa học. H1 chỉ nên có một hoặc 2 lần trong bài. Về vấn đề này, MOMD Group sẽ trình bày trong một bài viết khác. Bạn nhớ theo dõi để cập nhật kiến thức hay nhé!
Ý nghĩa của H1 không chỉ nhằm khái quát nội dung của toàn bài. Phần này cũng được bot Google để mắt tới. Trong trường hợp Title Tag của bạn chưa thật sự liên quan đến nội dung của toàn bài, công cụ tìm kiếm của Google sẽ dùng H1 để hiển thị trên kết quả tìm kiếm khi người dùng truy vấn.
Các Headings từ H2-H6
Các Headings từ H2-H6 sẽ giúp cấu trúc bài viết thêm rõ ràng và khoa học. Bài viết không nên thiếu H2 dù ở dạng dài ngắn cỡ nào. Ngược lại, từ H3 –H6, bạn có thể cân nhắc sử dụng cho phù hợp.
Đôi khi, chúng ta chỉ cần hệ thống các Headings ở dạng H2, nội dung đã đủ rõ ràng mà không cần đến các phân cấp nhỏ hơn.
Những câu hỏi thường gặp về Headings
Sự xuất hiện của Headings có tốt cho việc thăng hạng SEO?
Hàng loạt nghiên cứu thực tế cho thấy, hệ thống Headings khoa học cải thiện thứ hạng SEO rất rõ rệt. Bởi lẽ, nó giúp bot Google sớm có thể hiểu được bạn đang nói gì. Từ đó, quá trình lập chỉ mục trở nên nhanh chóng và chúng ta được đánh giá cao hơn trong mắt “chủ nhà”.
Ngược lại, so với trước đây thì vai trò của Headings trong việc thăng hạng SEO đã giảm đi phần nào. Bởi lẽ, ngoài yếu tố này thì Google còn căn cứ vào nhiều tiêu chí khác để đánh giá bài viết của bạn. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Headings vẫn rất lớn.
Vì thế, bạn đừng quên xây dựng hệ thống các Headings thật khoa học, dễ hiểu. Điều này tốt cho cả người dùng, và nó giúp bạn có thể giữ chân được khách hàng của mình lâu hơn. Thường người đọc sẽ đọc lướt dàn ý trước(các Headings). Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Plugin “Table Content” để tạo mục lục cho bài viết. Ắt hẳn ai đã từng học khóa đào tạo SEO tại MOMD Group đều quá quen thuộc với tên gọi này rồi đúng không nào?
Và họ sẽ dừng lại ở phần nào đó có chứa thông tin mình đang quan tâm hơn chứ không đọc kỹ cả bài ngay từ đầu.
Nội dung các thẻ heading của 2 bài viết tương tự nhau tốt hay không?
Khi triển khai nội dung cho trang web, ắt hẳn bạn sẽ bắt gặp những trường hợp trùng lặp thẻ heading giữa hai hay nhiều bài viết với nhau. Hầu hết trùng lặp ở thẻ heading 3,4 do nội dung của các thẻ heading có thể bổ nghĩa cho nhiều từ khóa khác nhau.
Thay vì máy móc sử dụng thẻ heading giống nhau giữa các bài, bạn có thể biên tập chúng theo nghĩa sát với nội dung bài viết hơn. Điển hình như kèm thêm từ mang nghĩa bổ trợ, làm rõ nghĩa cho heading đó. Trường hợp audit website và có 2 bài viết cũ có các thẻ heading hầu hết giống nhau, bạn có thể redirects bài có nội dung mỏng và cũ hơn về bài có nội dung mới hơn, được update thường xuyên hơn.
Title Tag và H1 giống nhau thì có sao không?
Thực tế hiện nay nhiều người vẫn đặt Title Tag và H1 trùng nhau. Tuy nhiên, quan điểm của các chuyên gia SEO cho rằng, hai phần này nên đặt khác đi.
Bởi lẽ, H1 bạn triển khai để hướng tới con người. Vì thế, nên làm sao cho thật hấp dẫn, mới lạ và độc đáo. Trong khi đó, Title Tag dùng để cho bot Google đọc. Do vậy, bạn nên tối ưu để từ khóa xuất hiện đầu tiên, ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể.
Nên đặt nhiều H1 trong một bài viết không?
Như đã chia sẻ kể trên, bạn chỉ nên đặt một H1 cho mỗi nội dung chia sẻ. Hiện tại hầu hết các trình duyệt (trừ HTML5.1) đều không hỗ trợ việc đặt nhiều H1.
Đứng ở góc độ nội dung , điều này cũng hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, H1 được mặc định là tiêu đề trang- một câu gói gọn, đúc kết để người đọc hiểu được sức hấp dẫn, ẩn ý trong bài viết.
Vừa rồi, MOMD Group đã chia sẻ về tầm quan trọng của các Headings trong SEO website. Bạn đừng quên kết nối với chúng tôi nếu cần tư vấn thêm về vấn đề này. Tin rằng các hỗ trợ nhiệt tình mà hệ thống mang đến sẽ không làm bạn lãng phí thời gian vô ích đâu!