Xem Chi Tiết Mục Lục Bài Viết
Meta Description là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với đối tượng mục tiêu? Trong SEO web thì hạng mục kể trên nắm giữ vai trò gì? Mời bạn cùng MOMD Group khám phá ngay bằng những chia sẻ sau đây. Nhờ thế chúng ta còn tối ưu website tốt hơn để quá trình tăng thứ hạng hiệu quả như mong đợi.

Meta Description là gì?
Meta Description còn được gọi là thẻ Meta Description hoặc thuộc tính Meta. Đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về một trang web. Các công cụ tìm kiếm, điển hình là Google hiện đều hiển thị Meta Description ngay dưới Title.
Nếu hỏi vai trò của thẻ Meta Description là gì thì rất khó tóm gọn trong một vài câu. Nhưng thực tế cho thấy yếu tố này liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ nhấp chuột của người dùng.
Meta Description thường sẽ có dạng như sau:
< meta name = “keywords” content = “meta description, google meta description, meta name description ” / >
< meta name = ” robots ” content = ” index, follow ” / >
Tiếp theo sau đây, MOMD Group sẽ chia sẻ cách tối ưu Meta Description HTML. Nhờ thế chúng ta có thể được đánh giá cao, tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng hơn.

Meta Description có ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google?
Khá nhiều người hiện nay không biết thẻ Meta Description là gì? Nó có phải là một yếu tố xếp hạng mà Google đưa ra? Phải chăng cần phải tối ưu phần này để thứ hạng tăng nhanh như mong đợi?
Vào tháng 9/2009, Google đã thông báo thẻ Meta và cả từ khóa trong thẻ không ảnh hưởng tới thứ hạng. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan bỏ qua phần này thì lại là sai lầm rất đáng tiếc. Bởi lẽ nội dung trong thẻ Meta Description lại quyết định rất lớn tới tỷ lệ nhấp chuột.
Điều này rất dễ giải thích. Bởi lẽ nội dung của thẻ Meta được hiển thị ngay dưới tít khi người dùng truy vấn. Các thông tin này có tính chất gợi mở giúp người đọc quyết định có nhấp vào bài viết hay không. Tất nhiên khi thông tin hữu ích. Hoặc mang tới các gợi ý giá trị giúp họ tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình. Chắc chắn đối tượng mục tiêu sẽ không ngại nhấp vào bài viết của bạn.
Vì thế nỗ lực tối ưu đang trở thành đề tài được nhiều người quan tâm. Vậy ta nên tìm hiểu rõ về thẻ Meta Description là gì. Mời bạn đến với chia sẻ sau đây để sớm có được những kinh nghiệm hay hơn giúp quá trình SEO web trở nên hiệu quả như ý.
3 lý do bạn nên tối ưu
Hầu hết những người làm SEO đều tự hỏi, nếu thẻ Meta không được tính trong các yếu tố để xếp hạng website thì việc gì chúng ta phải mất công tối ưu nó? Nếu bạn cũng đang có ý nghĩ tương tự thì nên đọc ngay các thông tin sau đây:
- Thứ nhất, từ khóa trong thẻ Meta sẽ được in đậm. Vì thế nó giúp người dùng sớm nhận ra nội dung củ bài viết mà bạn đang phát triển có các thông tin mà họ cần. Vì vậy mà tỷ lệ nhấp chuột sẽ tăng lên đáng kể.

- Thứ hai, các mạng xã hội như Facebook, Twitter sẽ dùng Meta Description để làm lời bình trên các post dẫn link đến bài viết của bạn.
Thực tế thì ai cũng có thể chỉnh sửa phần này khi đăng lên trang cá nhân của họ. Nhưng không phải tất cả người dùng khi chia sẻ bài viết của bạn đều làm vậy. Vì lẽ đó, chuẩn bị một thẻ Meta tối ưu, hấp dẫn, có khả năng kích thích người đọc tìm hiểu sâu hơn. Điều này sẽ tăng lưu lượng truy cập cho trang web hiệu quả hơn.
Thứ ba, nếu bạn thiết lập một trang mạng xã hội đi liền với website để làm vệ tinh, tăng tương tác cho hệ thống. Thì rất có thể mạng này sẽ lấy thẻ Meta để làm mô tả cho trang của nó. Nội dung kể trên sẽ hiển thị với fan của bạn.
Do vậy, bạn nên đầu tư nghiêm túc và làm chuẩn chỉ hạng mục này để tránh những thông tin chưa đầy đủ, cẩu thả hoặc nửa vời.
5 điều cần nắm rõ trước khi tiến hành viết thẻ:
Trước khi học Meta Description là gì, bạn nên nhớ những điều sau đây để có được nội dung hữu ích, truyền đạt được thông điệp của doanh nghiệp đến với đối tượng mục tiêu. Cụ thể:
Hiểu rõ vị trí của thẻ và tính chất của thẻ
Meta Description sẽ hiển thị ngay dưới tiêu đề và URL trên kết quả tìm kiếm Google khi người dùng truy vấn. Chính từ khóa của tiêu đề, URL đã giúp bài viết của bạn xuất hiện tại đây. Đặc biệt, từ khóa trong thẻ Meta sẽ được in đậm giúp người dùng dễ nhận ra nội dung của bài viết nói về điều gì.
Hiểu được điều kể trên đồng nghĩa với việc chúng ta biết tối ưu thẻ Meta có mục đích gì. Từ đây bạn cũng dễ dàng tìm ra được các phương án xây dựng thẻ Meta thật sự khoa học và thông minh.
Xác định rõ thông điệp muốn truyền tải
thẻ Meta chính là đoạn mào đầu, nó có tác dụng kích thích người đọc nhấp vào bài viết. Vì thế bạn nên trình bày một cách khéo léo nhưng đủ rõ ràng thông điệp mình đang muốn truyền tải. Nhờ thế mà nội dung giữa thẻ Meta với bài viết cụ thể có sự thống nhất cao độ.
Đồng thời qua đây người đọc cũng biết được bài viết của bạn có thực sự hữu ích với họ hay không. Nhờ đó mà họ tiết kiệm thời gian tìm kiếm, tránh những trải nghiệm tiêu cực.
Truyền tải thông điệp hấp dẫn
Song song với đó, trong giới hạn chỉ dưới 170 ký tự, bạn nên tối ưu ngôn từ để tạo ra những câu thật ngắn gọn. Thêm vào đó phải dễ hiểu nhưng không thô cứng và nhạt nhẽo. Nhờ thế, chúng ta sẽ tăng tỷ lệ nhấp vào bài viết đáng kể.
Nổi bật các lợi ích của sản phẩm/dịch vụ
Nếu bạn đang triển khai chương trình khuyến mãi giảm giá, đừng quên khéo léo làm nổi bật thông tin này. Bởi tâm lý của người mua luôn hi vọng trả mức chi phí thấp nhất để tiết kiệm tài chính.
Ngược lại đối với các dòng sản phẩm/dịch vụ và nội dung khác, hãy chú ý làm nổi bật lợi ích của chúng ở phần này. Nhờ thế bạn sẽ có được sự chú ý của đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.
Slogan để nổi bật thương hiệu
Đề cập tới slogan là những câu ngắn gọn, vần điệu ở Meta Description cũng là ý hay. Nhờ thế người đọc thêm ấn tượng về bài viết cũng như nhớ về thương hiệu lâu hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ bởi không phải lúc nào điều kể trên cũng mang lại hiệu ứng tốt.
Neies bài viết nào cũng lặp đi lặp lại slogan thì sẽ rất nhàm chán và lãng phí. Thay vào đó, bạn có thể biến đổi để tạo ra các câu có vần điệu. Và hợp với phong cách của doanh nghiệp nhằm kích thích sự hào hứng của độc giả.
Hướng dẫn cách tạo thẻ chuẩn giúp tăng tỷ lệ nhấp
Để hiểu rõ hơn vai trò của meta tag description là gì trong SEO, các trình bày sau đây rất quan trọng với bạn.
Một thẻ Meta nên dài bao nhiêu là đủ?
Thực tế cho thấy thẻ Meta có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nó cũng giúp người dùng nhận ra bạn đang nói gì nhanh chóng hơn. Do đó, bạn nên chú ý để xây dựng Meta Description là gì nó giống như một văn bản quảng cáo không phải trả tiền. Tức chúng ta cần dành thời gian, nghiên cứu và đầu tư đúng mực để mang tới những tác động tích cực, mạnh mẽ đến tâm trí người đọc.
Tính đến thời điểm năm 2017, thẻ Meta lý tưởng nhất có độ dài tối đa khoảng 275 ký tự. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại(tháng 10/2020), các tài liệu SEO cập nhật mới nhất đều khẳng định một điều. Đó là Google chỉ cho phép hiển thị tối đa 170 ký tự.
Do đó, bạn nên tối ưu SEO trong khoảng kể trên, lý tưởng nhất là độ dài từ 150-165 ký tự. Nhờ thế nội dung bạn muốn hiển thị sẽ được trình bày đầy đủ trên trang tìm kiếm của Google. Nó giúp chúng ta truyền đạt thông điệp đến đối tượng mục tiêu dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Cách viết thẻ hấp dẫn
Viết ngắn và hay là một câu chuyện nhiều băn khoăn. Bởi lẽ làm sao để tối ưu được những gì muốn truyền đạt chỉ trong một đoạn văn giới hạn ký tự dưới 170 không hề đơn giản. Làm sao để có thể tối ưu phần này giúp quá trình tìm kiếm của người dùng sớm kết nối với bài viết của bạn?
Đây là câu hỏi được đặt ra từ rất sớm. Và đến thời điểm hiện tại vẫn có rất nhiều người quan tâm. Để có thể tạo ra thẻ Meta thu hút, xúc tích, kích thích người đọc nhấp vào bài viết, bạn chú ý:
- Xác định rõ từ khóa chính và tối ưu để key nằm trong đoạn 170 ký tự. Key càng nằm ở gần đầu tiên, phía bên trái của thẻ Meta càng tốt.
- Hãy đảm bảo từ khóa có liên quan mật thiết với nội dung bài viết. Bạn nên nhớ tránh xa cách câu kéo “treo đầu dê bán thịt chó”. Lừa gạt người dùng hay mang tới những trải nghiệm kém tích cực đều không phải là hướng đi nhân văn như Google khuyến khích.
- Bạn nên truyền đạt những lợi ích và tính cấp thiết cần phải sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong phần này. Nhờ thế người đọc sớm nhận ra nội dung bên trong bài nói gì. Việc này giúp đề cập đúng vấn đề họ đang quan tâm và muốn giải quyết.
Sử dụng văn phong tích cực
Bạn nên dùng văn phong tích cực trong thẻ Meta. Nhờ thế, nó mang tới luồng năng lượng có ích cho người đọc. Mặt khác đây cũng là cách tránh vi phạm các chính sách của Google.
Tuy nhiên, điều kể trên không đồng nghĩa với việc bạn viết Meta Description sai sự thật, có ý thổi phồng. Bởi điều này vô hình chung lại khiến nội dung của bạn rơi vào tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” như đã kể ở trên.
Luôn khéo léo lồng ghép câu kêu gọi hành động
Sau khi đề cập tới nội dung giải pháp, các lợi ích khi dùng sản phẩm/dịch vụ, bạn đừng quên kêu gọi hành động ở thẻ Meta. Đây cũng là yếu tố giúp kích thích người nhìn nhấp vào bài để tìm hiểu sâu hơn.
Điều này có thể không đúng trong mọi trường hợp. Nhưng thực tế một thẻ có kêu gọi hành động luôn có tỷ lệ nhấp cao hơn một câu văn hờ hững vô hồn. Điều này đã được chứng minh qua hàng ngàn trường hợp cụ thể. Do đó, bạn nên lưu tâm tới vấn đề kể trên để có được cải biến tốt hơn nữa trong việc SEO web.

Nếu có thể, hãy đề cập và làm nổi bật các thông số kỹ thuật
Đặc biệt, đối với một số sản phẩm hoặc dịch vụ, việc đề cập tới thông số kỹ thuật. Hoặc các kết quả cụ thể đong đếm được rất có ý nghĩa. Não bộ của chúng ta có xu hướng thích những gì rõ ràng và nhớ lâu về nó hơn.
Do đó, hiển thị thông số kỹ thuật hoặc đề cập tới các kết quả cụ thể như “giảm cân thành công sau 7 ngày”. Hoặc dùng các đoạn mã chi tiết để hiển thị danh mục của bài viết như dưới đây cũng rất có ý nghĩa:

Tạo ra những thẻ Meta thật sự độc đáo
Bạn đừng quên dành thời gian nghiên cứu để tạo ra nội dung Meta Description thật độc đáo. Hiện nay một số bài viết đang để trống thẻ Meta. Điều này lại khiến Bot Google tự động điền thẻ Meta cho bạn.
No sẽ căn cứ vào từ khóa mà người dùng truy vấn để điền vào phần này trên trang kết quả tìm kiếm. Vô hình chung nó giúp quá trình tối ưu của bạn trở nên nhẹ nhàng và tiết kiệm nhân sự đáng kể.
Thế mới thấy rằng, thuật toán của Google thay đổi liên tục. Do vậy bạn nên theo sát để biết chủ nhà đang dùng cách phương pháp nào nhằm đánh giá và xếp loại website. Chỉ có như vậy mới khiến chúng ta tránh những việc làm lãng phí mà không tạo ra được cải thiện tích cực nào.
Nếu bạn đang mơ hồ chưa biết về những thay đổi mới nhất của Google hãy đến với với MOMD Group. Khóa đào tạo SEO chuyên sâu của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và cập nhất về hệ thống kể trên.
Nhờ thế, chúng ta có thể rút ngắn lộ trình thăng hạng, mang tới cho bạn nhiều kết quả khả quan hơn nữa khi SEO web.
Những sai lầm cần tránh khi tạo Meta Description
Các sai lầm khi viết thẻ Meta Description có thể khiến người dùng bỏ qua bạn. Vì thế hãy nắm rõ những lưu tâm sau đây để tránh mắc lỗi tương tự. Nhờ thế tỷ lập khách hàng nhấp vào bài của bạn sẽ tăng đáng kể đấy:
Thẻ Meta quá dài
Meta Description quá dài sẽ khiến nội dung bị Google cắt bỏ không cho hiển thị hết. Nó cũng làm thông điệp bạn muốn truyền tải trở nên mờ nhạt. Vì thế người dùng khó có thể biết bạn đang định nói gì.
Dĩ nhiên, các thẻ Meta quá dài như vậy với nội dung kém đầy đủ sẽ không làm người đọc có hứng thú muốn nhấp chuột vào. Vì thế, bạn nên tối ưu thẻ Meta như đã chia sẻ kể trên để có được những cải thiện đáng mừng hơn nữa.
Thẻ Meta quá ngắn
Thế nhưng, Meta Description quá ngắn cũng không phải là ý hay. Nó một mặt làm cho câu từ cụt lủn khiến người đọc có cảm giác thiếu. Đồng thời bạn cũng khó có thể trình bày hết các thông điệp muốn truyền tải đến với đối tượng mục tiêu.
Vô hình chung, chúng ta đang tự thu hẹp cơ hội thuyết phục khách hàng tiềm năng của mình. Vì lẽ đó, bạn nên lưu ý mô tả không nên ngắn quá 150 ký tự.

Thiếu từ khóa liên quan
Bạn đừng chỉ chú ý tới từ khóa chính khi xây dựng thẻ Meta. Bởi lẽ nếu đề cập được thêm các từ khóa liên quan ở phần này đồng nghĩa với việc phạm vi tiếp cận của chúng ta sẽ rộng hơn. Thông qua truy vấn đa dạng của người dùng, các nội dung bạn đã triển khai sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng hơn nữa.
Do đó hãy tối ưu để có thể gieo nhiều từ khóa nhất có thể trong thẻ Meta. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên nhồi nhét từ khóa. Bởi tin rằng vì thế nó sẽ tạo ra một đoạn mào đầu rất lệch nhịp, thiếu logic. Và việc giải quyết nhu cầu tìm kiếm người dùng không hề tốt!
Tạo ra thẻ trùng lặp
Một số người cho rằng Meta Description không ảnh hưởng tới quá trình tăng thứ hạng SEO. Vì thế họ ngại sáng tạo phần này và bỏ qua nó với mong đợi tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, bạn nên chú y tạo ra nội dung thẻ Meta là duy nhất. Bên cạnh đó mô phỏng cho đúng nội dung bài viết bạn đang đề cập.
Nhờ thế, chúng ta có thêm cơ hội để thuyết phục người đọc nhấp vào bài viết của mình. Người dùng rất thông minh, họ cũng sớm nhận ra các nội dung lặp lại và có xu hướng bỏ qua nó. Đây cũng là một yếu tố cho thấy người sáng tạo nội dung và tối ưu web chưa thật sự hướng tới đối tượng của mình.
Sự cẩu thả, thiếu thiện chí kể trên có thể gây ra những trải nghiệm kém tích cực. Kèm theo hình ảnh kém thân thiện đến website của bạn nữa đấy!

Dùng Meta Description có các ký tự đặc biệt
Khi tạo Meta Description có dấu ngoặc kép, bạn đã làm cho kết quả hiển thị ít đi đáng kể. Vì thế, bạn nên tối ưu để tránh đưa các ký tự đặc biệt, ngoài chữ và số khỏi thẻ Meta.
Nhờ vậy, nội dung ở phần này được hiển thị đầy đủ. Giúp người đọc nắm bắt được thông tin mà bạn muốn truyền tải dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tránh lạm dụng Meta Description thái quá
Những cập nhật mới nhất của Google cho thấy, hệ thống căn cứ vào truy vấn của người dùng để hiển thị thẻ Meta. Điều này đồng nghĩa với việc nội dung xuất hiện dưới tít. Thêm vào đó, URL của trang tìm kiếm không phải là Meta Description mà bạn đã chuẩn bị.
Ngược lại, nó chính là đoạn văn có chứa từ khóa mà người dùng đang truy vấn. Do đó, bạn tránh lạm dụng Meta Description thái quá với mục đích câu kéo người dùng. Thay vào đó, chúng ta nên hướng tới việc phục vụ họ để có được những thay đổi giá trị nhất. Nhờ thế, bài viết của bạn sẽ được nhiều người tìm kiếm và lựa chọn hơn.

Không kiểm tra lại thẻ Meta
Không kiểm tra lại thẻ Meta sẽ khiến nội dung tiềm ẩn nguy cơ sai chính tả. Đây tuy chỉ là một lỗi rất nhỏ nhưng lại thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả của người tạo nội dung.
Tin rằng một khách hàng khó tính sẽ không chọn bạn. Đơn giản vì họ là người nhiều trải nghiệm, có tiềm năng mua hàng lại là người rất cẩn trọng. Vì thế, hãy lưu tâm tới vấn đề này để tránh những sai lầm đáng tiếc khi tối ưu Meta Description bạn nhé!
Vừa rồi là các chia sẻ giúp bạn hiểu Meta Description là gì. Nếu cần thêm hỗ trợ hãy kết nối với MOMD Group thật sớm bạn nhé! Chúng tôi hiện cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp với chi phí tối ưu.
Nhiều cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức đã có những cải thiện tốc độ tải trang bằng nhiều công cụ miễn phí như Tyni png đáng mừng về thứ hạng và mang tới thay đổi kỳ diệu về lợi nhuận với hướng đi của hệ thống. Tin rằng bạn cũng không ngoại lệ trong số đó!
Để có thể viết được các đoạn mô tả thật thu hút mình khuyên các bạn nên tìm hiểu về Content Marketing là gì? để có thể nắm bắt được mọi yếu tố tối ưu tuyệt vời.
Vì sao bạn nên chọn MOMD Group?
Đồng hành cùng MOMD Group sẽ giúp bạn ngày càng có nhiều kiến thức chuyên sâu về SEO. Và đặc biệt là hoàn toàn MIỄN PHÍ. Chúng tôi đang nỗ lực với hi vọng góp sức nhỏ tạo ra sức mạnh lớn cho cộng đồng SEO Việt.
MOMD Group còn mang tới các giải pháp SEO thông minh, cập nhật xu hướng mới nhanh chóng. Nhờ thế doanh nghiệp vừa giải quyết vấn đề đội ngũ nhân sự. Vừa rút ngắn thời gian thăng hạng website trên trang tìm kiếm Google.
Đây là cách thông minh để bạn tiết kiệm tiền bạc, có được lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Nhờ vậy bạn còn cạnh tranh tốt hơn, hiệu quả hơn trên thị trường số hóa ngày càng khắc nghiệt hiện nay. Rất nhiều cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức đã gỡ rối thành công. Bên cạnh đó, giải quyết tốt vấn đề của mình khi kết nối với MOMD Group.