Xem Chi Tiết Mục Lục Bài Viết
SEO Onpage là hoạt động tối ưu thực hiện trên chính trang web của bạn. Vậy làm thế nào để các cải thiện mang tới kết quả tốt hơn? Những checklist nào sẽ giúp website của bạn thăng hạng? Làm sao để tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi?
Các chia sẻ mà MOMD Group nói tới sau đây sẽ sớm giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn. Đây là những thông tin được cập nhật mới nhất trong năm 2020. Vì thế đừng bỏ lỡ bất cứ thông tin giá trị nào bạn nhé!
SEO Onpage là gì?
Hiểu một cách đơn giản, SEO Onpage là SEO trên trang hay SEO tại chỗ. Tức bạn thực hiện các tối ưu ngay trên trang web của mình. Nó sẽ bao gồm:
- Tối ưu tiêu đề.
- Thẻ HTML(Mô tả, các Heading)
- Tối ưu hình ảnh.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế không phải ai cũng biết SEO onpage chuẩn. Để biết rõ hơn SEO Onpage là gì, những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hay hơn đấy!
Vì sao SEO Onpage lại quan trọng?
Sở dĩ SEO Onpage được đề cập nhiều và tốn không ít giấy mực của giới SEO là vì. Việc tối ưu trên website cũng đồng nghĩa với việc:
- Google đánh giá cao bạn cao hơn và web dễ thăng hạng hơn đáng kể.
- Chúng ta hiểu rõ hơn về người dùng để có hướng phát triển đúng đắn, mang lại tỷ lệ chuyển đổi và sinh đơn hiệu quả.
- Nhờ thế lưu lượng truy cập trên website tăng lên đáng kể.
Tất cả các cải thiện đáng mừng này đều mang tới khởi sắc cả về thứ hạng và lợi nhuận. Vì thế 10 yếu tố sau đây sẽ chỉ đường dẫn lối giúp bạn sớm biết tối ưu thông minh để tránh lãng phí thời gian, công sức vô ích.
10 yếu tố không thể bỏ qua khi SEO Onpage
SEO Onpage checklist sau đây sẽ giúp bạn sớm nắm rõ các vấn đề quan trọng để tối ưu website thêm hiệu quả. Hãy cùng MOMD Group khám phá ngay! Đừng quên kết nối với dịch vụ SEO chất lượng của chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình hơn khi cần bạn nhé!
E-A-T
Đây là từ viết tắt của:
- Expertise: Chuyên môn.
- Authoritativeness: Cá tính thương hiệu.
- Trustworthiness: Độ tin cậy.
Sở dĩ E-A-T quan trọng trong onpage SEO là vì Google đang đặt nó làm khuôn khổ để đánh giá về chất lượng nội dung trên website. Điều kể trên cũng đồng nghĩa với việc để SEO onpage hiệu quả thì việc xây dựng nội dung chuẩn, hấp dẫn, tối ưu tốt,…cần phải nằm một phần trong chiến lược thăng hạng của bạn.
Google ngày càng đánh giá cao những nội dung giá trị. Họ cũng đang cố gắng cải thiện để phục vụ người dùng của mình tốt hơn nữa.

Thẻ tiêu đề
Title Tag hay thẻ tiêu đề là phần tồn tại ngay đầu mỗi trang web. Nó cung cấp hoặc gợi ý ngữ cảnh về chủ đề mà nó đang phát triển.
Thẻ tiêu đề sẽ được làm nổi bật trên các trang tìm kiếm của Google. Các tài liệu hướng dẫn SEO trước đây rất ít đề cập tới phần này. Thực tế trong quá khứ chủ nhà đã không xem đây như một tiêu chí để thăng hạng.
Từ đó nó dẫn tới hiện tượng thẻ tiêu đề bị trùng lặp và kém hữu ích. Đây là lý do khiến các thuật toán mới của Google thay đổi. Do vậy các chia sẻ SEO Onpage và SEO offpage trong thời gian gần đây đã dần nhận ra vai trò của yếu tố kể trên.
Bạn cũng nên chú ý tới phần này nếu như muốn có cách SEO hiệu quả hơn nữa trong tương lai gần.
Thẻ Meta – Thẻ mô tả
Thẻ Meta còn được gọi là thẻ mô tả. Nó nằm ngay dưới tiêu đề và xuất hiện trên trang tìm kiếm Google. Tuy thẻ Meta Description không giúp ích cho việc thăng hạng SEO. Nhưng nó lại có tác động rất lớn tới người dùng.
Nội dung ở Meta Description được tối ưu sẽ cải thiện đáng kể:
- Tỷ lệ nhấp vào đường link bài viết.
- Nhận thức về chất lượng của kết quả.
- Nhận thức của người dùng về nội dung website của bạn đang nói tới.
Headlines – Tiêu đề
Tiêu đề bài viết là dòng xuất hiện đầu tiên. Bạn nên tối ưu để Headlines chứa từ khóa và nên nằm trong giới hạn từ 55-65 ký tự. Nhờ thế, nội dung của tiêu đề được hiện đầy đủ trên trang tìm kiếm Google khi người dùng truy vấn.
Nó cũng có tác dụng kích thích họ nhấp vào bài để tìm hiểu kỹ hơn các nội dung ở bên trong bài viết.

Heading trong bài
Heading có tác dụng giúp nội dung bài viết trở nên dễ hiểu và rõ ràng, rành mạch hơn. Những heading từ H1-H6 có kết nối chặt chẽ, nội dung hấp dẫn và kích thích người đọc sẽ giúp bạn được tìm kiếm nhiều hơn nữa.
Vì thế, việc bổ sung các từ khóa vào hệ thống kể trên một cách tự nhiên và tối ưu nó thông minh rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, key chính nên xuất hiện ít nhất một lần các Heading để Google dễ nhận biết web của bạn đang nói đến nội dung gì trong bài.
Kỹ thuật viết bài SEO
Một bài viết hay và đúng chủ đề là chưa đủ khi muốn Google để mắt tới bạn. Vì thế, bạn nên chú ý tối ưu nội dung trên trang web của mình. Kỹ thuật viết SEO là sự tích hợp rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Nó bao gồm các hạng mục như:
- Xác định rõ vị trí nào nên bỏ từ khóa chính.
- Gieo các từ khóa phụ như thế nào mới chuẩn.
- Nên triển khai nội dung gì để mang tới thông tin hữu ích cho người dùng.
- Làm sao để viết nhiều bài trong cùng một chủ đề mà không bị lặp ý tưởng và ngôn từ.
- …..
Các vấn đề với từ khóa
Khá nhiều người lầm tưởng rằng càng gieo nhiều từ khóa chính trong bài thì việc thăng hạng sẽ càng nhanh. Bot Google đã thông minh hơn rất nhiều so với trước đi. Vì thế việc nhồi nhét key không tự nhiên chỉ làm bài viết của bạn bị đánh giá thấp mà thôi.
Hơn thế nữa trước khi SEO Onpage, chúng ta cần lên chiến lược cụ thể. Mục đích nhằm xây dựng nội dung cho từng từ khóa cụ thể và cần sắp xếp nó cẩn trọng để tránh hiện tượng chúng “ăn thịt lẫn nhau”.
Kiểm tra nội dung
Việc tối ưu SEO Onpage còn bao gồm các quan tâm về nội dung trên bài viết. Một số người hiện nay chỉ quan tâm tới thông tin bài viết mới update mà bỏ qua việc kiểm tra các bài viết. Việc này sẽ giúp bạn:
- Đánh giá xem nội dung bạn mang tới có thật sự hữu ích và chất lượng.
- Thông tin hay hình ảnh trong bài viết của bạn đã xác thực và đảm bảo được cập nhật mới nhất hay chưa.
- Từ những dữ liệu liên quan này, bạn có thể nhận ra nội dung nào sẽ hợp với đối tượng mục tiêu của mình. Hoặc nên xây dựng cấu trúc bài viết như thế nào giúp kết quả tìm kiếm được cải thiện nhiều hơn.
Tối ưu hóa hình ảnh
Việc xây dựng nội dung hấp dẫn đôi khi làm nhiều người bỏ quên mất rằng hình ảnh cũng rất quan trọng. Yếu tố này giúp bài viết của bạn chân thực, sống động và dễ hiểu hơn.
Vì thế, SEO Onpage gồm các công việc tối ưu hình ảnh để:
- Có cơ hội xếp hạng tốt hơn khi người dùng tìm kiếm bằng hình ảnh.
- Mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.
- Thời gian tải trang sẽ nhanh hơn đáng kể khi bạn đã biết nén ảnh và hạn chế các file có dung lượng quá lớn.
Thông thường người ta viết xong bài mới tìm ảnh để chèn vào vị trí phù hợp trong bài. Điều này khiến nội dung ảnh và text kém ăn khớp và sự minh họa chưa thật sự hiệu quả. Tuy mất thời gian hơn nhưng bạn nên vừa tìm ảnh vừa viết bài.
Nhờ thế chúng ta có được bài viết chất lượng nên kết quả tìm kiếm trang web trên Google cũng sớm được cải thiện hiệu quả hơn rất nhiều.

Tương tác với người dùng
Nếu cho rằng 9 yếu tố vừa rồi là những điều căn bản, quan trọng khi tối ưu nội dung trên các bài viết thì bạn nên suy nghĩ lại. Thực tế các công việc này mới chỉ đạt 50% thành công khi chúng ta làm SEO Onpage.
Chính việc tạo ra các tương tác để giữ chân người dùng và khuyến khích kết nối qua lại mới nắm giữ vai trò quan trọng hơn cả.
Vậy làm gì mới để lại ấn tượng với người dùng tốt nhất? Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự quan trọng và ý nghĩa thực sự của SEO On page là gì đấy!
30+ mẹo viết bài để SEO Onpage cực nhanh nhưng hiệu quả hơn hẳn
Dễ nhận thấy trong 10 yếu tố kể trên, việc tạo ra được các thông tin hữu ích với người dùng hay không được quyết định rất lớn bởi nội dung của từng bài viết. Vì thế 47 mẹo hay sau đây khi sử dụng nhuần nhuyễn sẽ mang đến cho bạn các công cụ SEO Onpage hiệu quả đến bất ngờ đấy:
Điều bạn cần biết để có một bài viết tối ưu hóa chuẩn technical
Bao nhiêu từ / heading / hình ảnh / các thẻ nổi bật trên 1 bài là đủ?
Mình đã từng một thời liên tục bị cứng nhắc trong chuyện xây dựng content, đó là liên tục mình order những bài cố định số từ nhất định nào đó thường là 1500 từ ( nhưng thực tế trên thị trường các đối thủ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy theo chủ đề viết ) vô hình mình rơi vào trạng thái viết thiếu, hoặc viết quá thừa v.v.
Đối với các thẻ heading hay các thẻ nổi bật khác cũng vậy mình luôn đưa ra 1 con số CHUẨN “theo ý mình” thật ra nó đúng và nó cũng rất ổn trong thời gian khoảng 2016 2017 lúc đó AI chưa đủ thông minh đối với thị trường tại Việt Nam như hiện tại ..
Cũng với những công thức đó mình lại áp dụng cho hiện tại thì nó không hiệu quả chút nào, giật mình nhận ra thì AI nó khôn quá rồi ..
Nó đủ hiểu và so sánh chúng ta với toàn bộ website còn lại để thấy được sự hợp lý hay không hợp lý trong việc truyền tải thông điệp thay vì cho các nội dung dạng thao túng lên TOP …
Vậy bao nhiêu là đủ ??
Mình sẽ dựa theo thị trường để ra con số mình cần viết và tối ưu
A) – Số Từ: mình sẽ lựa chọn ít nhất là 10 website có viết chi tiết về chủ đề đó và sử dụng “website auditor” để quét hoặc copy toàn bộ nội dung của từng website cho vào các công cụ đếm để lấy ra số từ chính xác của từng web một
Lúc này mình chọn ra thằng có số từ vừa đủ làm chuẩn ( tức thằng số 5 ) lấy số từ này k đồng nghĩa với việc thằng số 5 đó đứng top 5 hay cao hơn có thể vị trí thực của nó với key đó chỉ ở top 10 nhưng k phải vấn đề chúng ta lấy con số để làm chuẩn trong mảng thôi
B) – Số Thẻ Heading: lúc này mình sẽ tổng hợp toàn bộ thẻ heading của 10 thằng lại và lọc bỏ các thẻ trùng đi.
Yes, vậy là đã có dàn ý sơ bộ và đầy đủ thông tin nhất rồi đó, nhanh không? thật là vãi chưởng các bạn ạ …
Vì tụi nó đã đủ bao quát toàn bộ nội dung rồi thì mới ngoi lên ngần đó chứ k phải tự nhiên nó được lên đâu ( nếu chúng ta mà tự mò rồi tự lên theo góc nhìn của cá nhân là toi đó ) hãy sử dụng góc nhìn của nhiều thằng thay vì của 1 mình bản thân…
C) – Đối với các thẻ in đậm, nghiêng v.v. hình ảnh / keyword thì cũng tương tự như thế chúng ta sẽ lấy một con số chuẩn dựa trên 10 thằng đối thủ như lúc chúng ta lọc từ đó
D) – Các từ để xây dựng ngữ cảnh giúp cho Google hiểu rõ nội dung của chúng ta hơn đang nói về cái gì.
Cách mình thường làm nhất đó là lên Google gõ key cần SEO bằng tiếng anh chọn ra 10 thằng đầu tiên để nhặt các key có chứa internal link trong đó để nhét vào bài viết ( đương nhiên hãy dịch nó sang tiếng việt )
Vậy là chúng ta đã đảm bảo được ít nhất về mặt thông tin và nội dung cũng như các thẻ và hình ảnh cơ bản chúng ta cần rồi phải không ?
Bản thân những người viết cũng sẽ nắm được các checklist và viết đúng hướng cho chúng ta không bị lan man hay gượng ép, họ sẽ có cơ sở rõ ràng để làm rồi
Cần xác định rõ từ khóa sẽ viết là gì?
Từ khóa chính là “manh mối” để các công cụ tìm kiếm nhận ra nội dung bài viết của bạn đang nói tới là gì. Yếu tố này cũng mang tới sự kết nối nhanh chóng hơn giữa web của bạn với người dùng.
Dù họ tìm kiếm bằng văn bản hay giọng nói thì các liên kết đã tối ưu hóa với từ khóa rõ ràng luôn được đánh giá cao. Vì thế, khi viết SEO Onpage , bạn nên nắm rõ điều này để có thể sản xuất ra những nội dung vừa chất lượng lại vừa có kỹ thuật trình bày ưu việt.
Đừng cứng nhắc khi nghiên cứu từ khóa
Bạn nên sớm nuôi dưỡng sự đam mê với việc nghiên cứu từ khóa nếu như đang muốn theo nghề viết SEO lâu dài. Bởi lẽ khám phá và đọc vị, giải mã những điều ẩn sau yếu tố này vô cùng thú vị.
Thường thì các chuyên gia viết SEO lâu năm sẽ nghiên cứu từ khóa theo định kỳ 3 tháng/lần. Con số này có thể thay đổi tùy vào từng lĩnh vực cụ thể.
Nắm rõ các biến đổi theo chu kỳ của từ khóa sẽ giúp chúng ta biết tối ưu hóa nội dung như thế nào phù hợp. Nhờ thế bạn còn nắm rõ xu hướng mới nhanh chóng và sớm áp dụng chiến thuật thông minh cho các trang mà mình đang đảm nhận.
Dành thời gian để nghiên cứu về sự cạnh tranh từ khóa
Khi tìm hiểu về onpage là gì, chắc rằng bạn đã thấy có rất nhiều công cụ hỗ trợ chúng ta tối ưu tốt hơn các nội dung trên trang.
Một trong số đó phải nói tới các tool nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh. Đây là cách hay giúp chúng ta một lần nữa xác thực xem key nào đang được nhiều người chú ý. Đồng thời qua cách đối thủ đang làm, bạn cũng có thêm nhiều kinh nghiệm, nhận ra việc gì nên cải thiện và cái nào nên học hỏi từ họ.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ nên nghiên cứu và tham khảo về từ khóa của họ. Sẽ là sai lầm nếu bạn “bê nguyên” ý tưởng hay nội dung bài viết lên trang của mình. Cách làm này giống như việc chúng ta đang “ăn cắp chất xám” của người khác.
Hơn thế nữa, việc đó cũng chỉ góp phần tạo ra các nội dung rác, đã có sẵn trên Google mà thôi.
Chỉ nên chọn 1-2 từ khóa chính trong một bài viết
Bạn nên xác định rõ đâu là từ khóa chính sẽ dùng để triển khai thành một bài viết đầy đặn. Từ đó chúng ta tiến hành tạo ra các từ mở rộng hơn để bổ nghĩa cho nó.
Đây là một trong những luật ngầm giúp việc xếp hạng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, người dùng cũng sớm nhận ra nội dung chính hay thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải trong bài.

Nắm rõ các vị trí quan trọng cần có từ khóa
Để web của thăng hạng trên trang tìm kiếm Google, đừng quên gieo từ khóa một cách tự nhiên vào 5 vị trí tối ưu sau đây:
- Thẻ tiêu đề.
- Liên kết nội bộ, tức URL của bài.
- Thuộc tính thay thế của hình ảnh.
- Các Heading từ H1-H6.
- Thẻ mô tả.
Nếu bạn đang cảm thấy khó bắt đầu một bài viết chuẩn SEO mà vẫn hướng tới người dùng thì hãy đến với chương trình đào tạo SEO của MOMD Group ngay hôm nay. Các hướng dẫn chi tiết của chúng tôi có thể giúp bạn sớm có thêm kỹ năng hay và nắm bắt rõ những hạng mục quan trọng không thể thiếu trong một bài viết chuẩn SEO đấy.
Ưu tiên dạng liệt kê và làm nổi bật nội dung cần nhấn mạnh
Google sẽ chú ý tới trang web của bạn hơn khi nội dung trong các bài viết thật sự rõ ràng. Vì thế, hãy sử dụng dạng liệt kê và làm nổi bật các trích dẫn, nội dung quan trọng.
Nhờ thế, người truy cập vào website cũng sớm nắm bắt được chia sẻ của bạn. Họ nhận ra nội dung bài viết và sớm biết đây có phải là lựa chọn phù hợp với mình hay không. Vô hình chung mẹo kể trên vừa tốt cho việc SEO Onpage lại giúp chúng ta tăng tốc độ về đích, có nhiều lợi nhuận hơn nữa vì tiếp cận đối tượng mục tiêu tốt hơn.
Thêm các từ khóa liên quan
Bạn cũng nên thêm các từ khóa liên quan trong bài để nội dung thêm hữu ích, đa chiều và sâu rộng. Mặt khác các công cụ đánh giá SEO của Google cũng rất lưu tâm tới điều này.
Tuy vậy hãy nhớ đừng nhồi nhét và làm gì đó cố ý. Việc spam không khiến cho bài viết của bạn được đánh giá cao. Thay vào đó, đây là dấu hiệu tố cáo sự kém chuyên nghiệp và chưa hiểu biết, chưa tôn trọng người dùng của bạn đấy!

Sử dụng từ khóa mục tiêu trong thẻ Meta
Thực tế các công cụ đánh giá SEO của Google không chấm điểm cho thẻ Meta. Thế nhưng nếu ai đó tìm kiếm thì các từ khóa sẽ được in đậm khi hiển thị. Nhờ đó, họ biết rõ hơn về nội dung bạn đang đề cập.
Vô hình chung đây là cách giúp người dùng chọn bạn và chúng ta có thêm cơ hội để tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp đấy.
Lúc viết như đang say, khi sửa cần tỉnh táo
Đây là cách mô phỏng có phần hoa văn nhưng lại rất sát thực tế. Bạn nên để mạch cảm xúc dâng trào, bạn cần đứng ở vị trí của đối tượng mục tiêu để có thể viết cho người đó thật tỉ mỉ, đúng ngữ cảnh. Nhờ đó chúng ta cũng cung cấp được các thông tin mà họ thật sự cần.
Việc viết như đang say- say mê, say sưa mang tới mạch cảm xúc thăng hoa, dễ hiểu. Nó giúp văn bản trở nên dễ tiếp nhận hơn. Vì vậy thực hiện được điều này sẽ giúp dịch vụ hay sản phẩm của bạn nổi bật, sớm thuyết phục được khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.
Ngược lại, khi chỉnh sửa, bạn cần tỉnh táo để tránh quên những checklist SEO Onpage đã có. Nhờ thế, chúng ta dễ dàng sở hữu bài viết chuẩn kỹ thuật trên trang.
Tin rằng vị trí của bạn trên kết quả tìm kiếm Google cũng được cải thiện đáng kể. Nhờ đó mà thứ hạng website sẽ ngày càng cao, càng tiếp cận đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn hơn bao giờ hết.
Viết, viết và viết
Người Việt có câu “trăm hay không bằng tay quen”. Ý muốn nói sự thực hành là điều kiện tiên quyết giúp một người từ sơ đẳng trở thành chuyên gia.
Dù bạn có am hiểu về các công cụ tìm kiếm của Google đến mấy. Hay nắm rõ được yêu cầu website của mình cần thiết kế giao diện như thế nào, trình bày ra sao mới chuẩn, mới phục vụ người dùng tốt. Nhưng bạn lại không thực hành một cách nghiêm túc thì đó chưa phải của bạn.
Việc viết nhiều giúp chúng ta biết cách dùng các từ ngữ thêm khéo léo. Đồng thời nhờ đó, vốn ngôn ngữ của bạn cũng phong phú và giàu có hơn. Viết liên tục và thường xuyên, viết thật miệt mài còn giúp bạn tránh bỏ quên hạng mục các công việc cần làm nhằm giúp mình xuất hiện ở vị trí tốt hơn trong kết quả tìm kiếm mà Google trả lại cho người dùng khi họ truy vấn.
Xây dựng kế hoạch viết bài
Để tránh mất thời gian nghiên cứu hướng viết cũng như tạo ra những nội dung lệch nhịp với khách hàng, bạn cần có một kế hoạch xây dựng content cụ thể.
Nhờ thế, chúng ta dễ kết nối các yếu tố có liên quan với nhau. Nó giúp thông tin của bạn đầy đủ, ưu việt và hữu ích với người dùng hơn cả. Làm được việc này đồng nghĩa với việc bạn đã hoàn thành đến 30% nội dung của việc viết SEO Onpage.
Song song với đó, hãy lập dàn ý trong từng bài. Từ đó, bạn dễ triển khai nội dung thật liền mạch. Đồng thời các từ khóa cũng được gieo rất tự nhiên để mang tới sự trải nghiệm hài lòng ngoài mong đợi cho người đọc nữa đấy.

Viết câu ngắn gọn
Hãy viết những câu đơn trong bài và đảm bảo nó thật rõ nghĩa bạn nhé. Điều này giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận các thông tin mà website của bạn muốn truyền tải. Thực tế tác giả của cuốn “Các yếu tố của chữ viết”, ông Charles Euchner đã nói trong chia sẻ của mình rằng.
Các câu có độ dài khoảng 140 ký tự dễ hiểu hơn hẳn. Điều này tương đương với việc bạn nên viết mỗi câu chỉ từ 20-25 từ. Mẹo này đã được áp dụng rất phổ biến trên mạng xã hội. Nó mang đến tương tác tốt hơn hẳn so với các câu dài, có nhiều thành phần kết hợp với nhau.
Viết mỗi ngày
Hãy coi việc viết lách như cơm ăn, nước uống của bạn. Thực tế những ai theo nghề viết chắc rằng sẽ thực hiện điều này rất dễ dàng. Bởi lẽ đã có nhiều người sở hữu thu nhập rất tốt từ công việc kể trên. Hơn thế nữa, làm việc hiệu quả vừa giúp bạn có cuộc sống sung túc, vừa mang tới cho chúng ta sự sảng khoái.
Đồng thời, đây cũng là cách giúp bạn cải thiện chất lượng bài viết của mình.
Tắt kết nối mạng khi làm việc
Chia sẻ của Tim Ferriss, tác giả cuốn “Tuần làm việc 4 giờ” mang tới những đánh giá rất khách quan về cách làm việc của đại đa số chúng ta. Ông cho rằng nhiều người hiện nay đang mất tập trung và chưa thật sự làm việc đúng nghĩa.
Vì thế khi viết, bạn nên tắt kết nối để tránh các thông báo, những thông tin mời gọi hấp dẫn trên mạng xã hội hay xuất hiện trên điện thoại di động làm mất mạch của mình.
Đừng quên tìm đến trợ lý ảo của bạn
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai bài viết, chúng ta có những câu hỏi, các kiến thức chưa thật sự chắc chắn. Lúc này tra cứu qua Google cũng như các trang kiến thức chuyên sâu giá trị khác sẽ giúp ích rất nhiều.
Nhờ thế mà nội dung của bài viết trở nên hấp dẫn và có nhiều thứ bổ ích cho người dùng hơn cả.
Đọc tất cả những gì bạn có thể
Đây là một cách giúp bạn nâng cao kiến thức và vốn sống của mình. Nhờ cách này chúng ta giúp quá trình viết bài trở nên đơn giản và hiệu quả hơn hẳn.
Đừng chờ đợi có hứng rồi mới viết
Khá nhiều người lấy lý do chưa có cảm xúc nên chưa thể bắt đầu. Thế nhưng các hướng dẫn tạo ra nội dung của một bài viết SEO chuyên nghiệp lại cho rằng điều này chỉ là ngụy biện.
Thực ra chính việc tập luyện, kiên trì và cố gắng từng ngày mới giúp bạn bật ra ý tưởng nhanh hơn theo thời gian. Nó cũng giúp chúng ta có kỹ thuật tối ưu SEO rất tự nhiên và chuẩn xác.
Bạn sẽ thấy các thay đổi trên website vô cùng đáng mừng sau những nỗ lực này. Nó sẽ giúp cả người dùng và Google đều đánh giá cao về trang web của bạn hơn.
Luôn mang theo bút và giấy ghi chú
Thời đại công nghệ khiến nhiều người cho rằng giấy và bút trở nên thật thừa thãi. Thế nhưng không hẳn vậy!
Việc luôn có một cây bút và giấy nhớ bên mình mang tới nhiều khởi sắc khác nhau. Nhưng tựu chung đều sẽ giúp bạn ghi lại các ý tưởng vừa lóe lên. Từ đó, chúng ta tận dụng được thời gian để sáng tạo. Ngoài ra, bạn còn tiết kiệm thời gian, sớm có thể bắt tay vào viết đầy cảm xúc nữa đấy!

Viết về những điều bạn thích
Để tăng kỹ năng viết, bạn nên bắt đầu từ các chủ đề mà mình yêu thích. Ví dụ như nói tới ước mơ, dự định của bạn hoặc các trải nghiệm hạnh phúc từng có với con cái, người chồng/vợ của mình.
Đây là một trong những mẹo hay giúp chúng ta biết cách viết bài có cảm xúc tốt hơn và rèn luyện kỹ năng viết ngày càng chuẩn hơn nữa.
Đặt câu hỏi bất cứ khi nào có thể
Hãy rèn cho mình thói quen muốn tìm hiểu bản chất vấn đề tới cùng. Các câu hỏi như vì sao lại thế, ai đã làm ra điều này, lý do nào khiến khách hàng chọn sản phẩm này chứ không phải dịch vụ kia,…sẽ giúp bạn đào sâu kiến thức dễ dàng hơn.
Từ đó, chúng ta thêm các thông tin có liên quan để bài viết thật sự đơn giản, dễ hiểu nhưng lại rất chất lượng.

Biết mình biết ta
Bạn biết gì về người dùng và các đặc điểm liên quan đến họ? Nếu còn mơ hồ về điều này thì bạn chưa nên đặt bút viết hay gõ phím.
Chúng ta không thể thuyết phục được khách hàng nếu như chưa biết họ là ai, họ có gì đặc biệt. Ngay cả khi bạn đã thực hiện các cải thiện cho trang theo danh sách các công việc cần làm khi SEO Onpage cũng rất khó để đối tượng mục tiêu quan tâm.
Họ sẽ sớm bỏ đi vì nhận thấy các nội dung, kiến thức được trình bày không thật sự cần thiết đối với mình.
Luôn có một thời hạn nhất định cho công việc
Thực tế cho thấy, việc ra hạn deadline cho bản thân đã giúp hiệu suất công việc cao hơn đáng kể so với cách làm việc theo cảm hứng.
Bạn cũng nên sớm áp dụng điều này cho bản thân mình. Nó giúp chúng ta cải thiện cả về kỹ năng làm việc và tốc độ viết bài. Vì thế, bạn vừa nâng cao thu nhập lại có thêm thời gian để làm những việc khác nữa đấy!
Nghĩ như nhà báo để viết bài
Nhờ thế, bạn sớm có thể áp dụng công thức 5W-1H cho bài viết của mình. Các nội dung chia sẻ sẽ có nhiều thông tin bổ ích, phù hợp với người dùng và giúp họ tiết kiệm đáng kể thời gian tìm hiểu.

Không nhồi nhét 5W-1H cứng nhắc
Sẽ là sai lầm nếu như lúc nào bạn cũng cố gắng nhồi nhét các thông tin theo công thức 5W-1H vào cùng một đoạn.
Những tưởng điều kể trên nhằm mục đích để tối ưu bài viết chất lượng hơn. Nhưng thực tế nó lại dễ khiến nội dung trở nên rời rạc, không có cảm xúc và rất khô khan đấy!
Dựa vào các câu hỏi để xây dựng nội dung bài viết
Để có thứ hạng cao hơn trong trang tìm kiếm Google, ngoài việc tối ưu theo kỹ thuật SEO Onpage đã chia sẻ kể trên thì yếu tố quan trọng bậc nhất chính là xây dựng nội dung chất lượng.
Để có được điều này, bạn nên luôn tự hỏi xem vấn đề của đối tượng mục tiêu là gì? Giải pháp nào sẽ giúp họ tốt hơn?
Chính nhờ thế bạn có thể viết bài ngắn gọn nhưng xúc tích giúp nhiều người.
Đừng chỉ chú ý tới thị giác
Khá nhiều người hiện nay đang máy móc thực hiện tối ưu SEO Onpage về mặt nội dung. Họ cố gắng tạo ra một dàn ý /mục lục theo quy chuẩn đã trình bày ở phần đầu bài viết này. Họ cũng tạo ra hình ảnh đẹp và rất chất lượng.
Thế nhưng nếu chỉ làm vậy và bỏ qua các giác quan khác như trực giác, khứu giác, vị giác, xúc giác,…thì bạn lại đang làm lỡ mất cơ hội đi sâu vào tâm trí và trái tim khách hàng đấy!
Khi viết, bạn hãy nghĩ như một chiếc máy ảnh
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng thực tế lại rất hữu dụng. Bạn biết đấy, một chiếc máy ảnh có thể cho chúng ta hình ảnh đa chiều, nhiều góc độ khác nhau.
Vì lẽ đó, một bài viết chuẩn SEO sẽ giúp đối tượng mục tiêu cảm thấy hài lòng hơn. Bởi qua đó, họ không cần mất thời gian tìm hiểu cũng có được các kiến thức giá trị như đang săn tìm.
Chia nhỏ dự án lớn thành các công việc nhỏ
Việc chia nhỏ dự án sẽ giúp bạn tránh cảm thấy áp lực. Bạn nên đặt kế hoạch để xem 100 bài viết sẽ hoàn thành trong bao nhiêu lâu. Từ đó, chúng ta biết một ngày nên viết bao nhiêu bài để tránh bị delay cũng như không đẩy bản thân vào tình trạng kiệt sức.
Đây là cách làm việc thông minh giúp bạn dai sức hơn nữa. Đồng thời chúng ta còn tạo ra nhiều bài viết chuẩn SEO để mang tới giá trị cho người dùng và được Google đánh giá cao hơn nữa.
Luôn có một kết thúc trong đầu
Dù là viết bài chia sẻ hay bài bán hàng thì mục đích cuối cùng vẫn là tăng tỷ lệ chuyển đổi để sinh đơn, có thêm lợi nhuận.
Do đó, nếu bạn cứ mơ hồ và dàn trải trình bày các thông tin liên quan tới sản phẩm và dịch vụ thì rất khó chốt sales. Nó còn khiến bài viết của chúng ta trở nên lan man và không có trọng tâm. Do đó, hãy luôn nhắc nhở trong đầu về việc chuẩn bị cho sự kết thúc rất quan trọng.
Nhờ thế, não bộ và tư duy, sự trình bày của chúng ta sẽ được điều hướng để sớm kết lại vấn đề. Nhờ vậy mà chia sẻ cũng sớm được hoàn thiện và mang đến những cải thiện đáng mừng cho website.
Kiểm tra chính tả và ngữ pháp
Một bài viết hay sẽ mất hết thiện cảm nếu như còn tồn tại những lỗi sơ đẳng liên quan tới ngữ pháp và chính tả. Người đọc nhanh chóng nhận ra bạn không thật sự chuyên nghiệp và thiếu chỉn chu. Yếu tố này còn tố cáo bạn không tôn trọng đối tượng mục tiêu của mình.
Vì thế, bước kiểm tra chính tả và ngữ pháp rất quan trọng. Nó giúp cho bạn tránh được những sai sót đáng tiếc. Do đó, hãy kiểm tra thật kỹ càng từng câu từ của mình bạn nhé!
Làm nổi bật thương hiệu để tăng độ tin cậy cho bài viết
Đối phương sẽ thêm tin tưởng và đón nhận nội dung bài viết với tâm thế tích cực hơn nếu như biết đây là nội dung đến từ các chuyên gia có kinh nghiệm, những người hay cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức am hiểu về lĩnh vực mà họ đang quan tâm.
Do đó, bạn nên chú ý tới điều này để có thể giúp họ có nền tảng bước đệm tốt hơn nữa. Đây là cách thông minh để giữ chân người đọc và giúp tỉ lệ time on site tăng lên nhiều hơn nữa.
Chỉnh sửa với quy tắc 10s trong đầu
Quy tắc này áp dụng trong mọi đoạn văn, đặc biệt là với tiêu đề, mô tả của bài viết. Bỏ ra 10s để chỉnh sửa lại các nội dung này thêm 1 lần sẽ giúp bạn có được các thông tin đầy sức thuyết phục.
Cuois cùng đừng quên để lại lời kêu gọi hành động để người dùng tiếp tục tương tác tốt hơn nữa bạn nhé. Điều này giúp qua 50% còn lại như trong 10 yếu tố SEO Onpage kể trên nói tới được hoàn thiện và mang đến cho bạn những khởi sắc đáng mừng hơn nữa.
Onpage SEO – Infographic

Kết luận
Với những kỹ thuật SEO Onpage hiệu quả vừa rồi, MOMD Group có giúp ích gì cho bạn không? Nếu bạn vẫn còn nhiều vấn đề băn khoăn xung quanh nội dung này thì đừng ngại kết nối với chúng tôi.
Là nơi quy tụ nhiều chuyên gia làm dịch vụ seo có tầm trong lĩnh vực SEO Google, MOMD Group đang giúp rất nhiều đối tác/khách hàng và học viên của mình. Tin rằng các thế mạnh hiếm có về kiến thức chuyên sâu, quy trình giảng dạy và chia sẻ chuẩn kết hợp với sự đam mê, nhiệt huyết và tâm thế cho đi là còn mãi, hệ thống sẽ không làm bạn thất vọng.